Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

ĐBSCL: 300 HTX nông nghiệp tập trung sản xuất lúa gạo, trái cây, thủy sản

Tạp Chí Giáo Dục

ĐBSCL: 300 HTX nông nghiệp tập trung sản xuất lúa gạo, trái cây, thủy sản

Thứ sáu, 15/07/2016, 07:02 (GMT+7)

Sáng 14-7, trong khuôn khổ diễn đàn MDEC – Hậu Giang 2016 đã diễn ra Hội nghị triển khai thực hiện quyết định số 445/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới tại vùng ĐBSCL giai đoạn 2016-2020”. Tham dự hội nghị có lãnh đạo các Liên minh HTX, Bộ NN-PTNT, Bộ KH-CN, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ và UBND tỉnh Hậu Giang.

Theo Liên minh HTX Việt Nam, hiện ĐBSCL có 1.242 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, chiếm 11,2% của cả nước. Trong đó, Kiên Giang, Cà Mau, Hậu Giang là 3 địa phương dẫn đầu về số lượng HTX nông nghiệp. “Tập trung phát triển, mở rộng các HTX kiểu mới hoạt động có hiệu quả trong ba lĩnh vực lúa gạo, trái cây, thủy sản thành HTX kiểu mới quy mô lớn cấp tỉnh, cấp vùng”, Bộ NN – PTNT xác định như vậy khi triển khai thực hiện Đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX  kiểu mới tại vùng ĐBSCL giai đoạn 2016-2020”. Theo đó, có khoảng 300 HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả được tập trung củng cố và phát triển để sản xuất lúa gạo, trái cây, thủy sản. Đồng thời, đẩy mạnh, mở rộng HTX liên kết theo chuỗi giá trị bền vững, gắn kết với doanh nghiệp đầu vào, đầu ra có thế mạnh về tiêu thụ nông sản. Theo Liên minh HTX Việt Nam, lộ trình thành lập HTX kiểu mới trong nông nghiệp sẽ được chia ra làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 2015-2016: Tái cấu trúc tổ chức, hoạt động của tất cả HTX nông nghiệp theo Luật HTX 2012 trên phạm vi cả nước. Thành lập mỗi tỉnh từ 3 đến 5 mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới, hoạt động hiệu quả, đáp ứng nhu cầu về dịch vụ của thành viên. Giai đoạn 2017-2020: Mỗi tỉnh, thành phố lập được 28-30 HTX nông nghiệp kiểu mới hoạt động hiệu quả.

“Hiện nay không ít HTX nông nghiệp có nhiều các “không” nhất: Không trụ sở, không vốn, không có phương án kinh doanh, không hạch toán…”, ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang chỉ ra điểm yếu của HTX hiện nay. Chính vì vậy, nhiều đại biểu cho rằng, để kiện toàn và đưa HTX nông nghiệp hoạt động đích thực, hiệu quả, Nhà nước cần hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực quản trị, kinh doanh cho cán bộ quản lý HTX nông nghiệp; củng cố và nâng cao năng lực hoạt động của các quỹ hỗ trợ phát triển HTX;  mở rộng các hình thức cho vay hoặc bảo lãnh tín dụng cho các HTX. Trong đó, cần nghiên cứu tạo quỹ đất để các HTX có trụ sở hoạt động chứ không phải vay mượn nhà giám đốc HTX, trụ sở ấp đặt làm trụ sở HXT như một số nơi.

Đề án HTX kiểu mới, giai đoạn 2016- 2020 tại vùng ĐBSCL tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm như: Hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực quản trị, kinh doanh cho cán bộ quản lý HTX nông nghiệp; tăng cường các giải pháp về vốn cho sản xuất kinh doanh; hỗ trợ thu hút và đào tạo nâng cao năng lực cán bộ khoa học kỹ thuật; phát triển, mở rộng liên kết sản xuất và đẩy mạnh mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản; Hỗ trợ kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các HTX.

Chiều cùng ngày, trong khuôn khổ diễn đàn MDEC – Hậu Giang 2016 đã diễn ra hội thảo Đối thoại chính sách thúc đẩy liên kết sản xuất, tiếp cận tín dụng ngành hàng lúa gạo, xây dựng cánh đồng lớn. Hội thảo đã tập trung đánh giá lại việc triển khai thực hiện Quyết định 62/2013/TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.

Sau gần 2 năm triển khai, ngành ngân hàng đã giải ngân cho 21 dự án của doanh nghiệp với gần 7.000 tỷ đồng. Nguồn vốn này tập trung cho các dự án chuỗi liên kết sản xuất sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu. Hiện ĐBSCL là khu vực có diện tích liên kết lớn nhất với khoảng 450.000 ha. Trong đó, nhiều doanh nghiệp như Gentraco (Cần Thơ), Tập đoàn Lộc Trời, Tổng công ty Lương thực miền Nam… đã thực hiện mô hình liên kết có hiệu quả. Tham gia cánh đồng lớn, nông dân được ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm ổn định, được hỗ trợ kỹ thuật và trong một số mô hình còn được doanh nghiệp liên kết cung ứng vật tư đầu vào không tính lãi. Song, việc triển khai quyết định này ở các địa phương diễn ra chậm, không đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Đến nay chỉ có 20% trong số 63 tỉnh/thành ban hành chính sách và lập Ban chỉ đạo cánh đồng lớn, có 15% phê duyệt quy hoạch/kế hoạch cánh đồng lớn.

Tại hội thảo, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo chủ lực trong vùng như Tổng công ty Lương thực miền Nam, Gentraco, DNTN Công Bình… đã chỉ ra những bất cập trong việc thực hiện cánh đồng liên kết. Trong đó, chủ yếu gặp nhiều khó khăn do vẫn có khoảng 20% nông dân chưa thực hiện đầy đủ hợp đồng bao tiêu, nhiều nơi chính quyền còn thờ ơ khi tham gia vào quá trình xây dựng cánh đồng lớn. Điều mà doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng cánh đồng lớn lo lắng hiện nay là, dù chính phủ đã ban hành nhiều chính sách để khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp nhưng doanh nghiệp và nông dân khó tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng – chủ yếu do thủ tục hành chính.

Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng: Bộ NN-PTNT cần tiếp tục đề xuất Chính phủ sửa đổi bổ sung chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản. Trong đó, việc củng cố phát triển HTX và tổ hợp tác là cực kỳ quan trọng. Vì đây là tổ chức tạo ra cầu nối giữa nông dân và doanh nghiệp. Ngoài ra, Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương cần hướng dẫn, giám sát tính hình ở các vùng nguyên liệu xuất khẩu gạo nhằm hạn chế tình trạng doanh nghiệp tham gia hình thức trong xây dựng cánh đồng lớn.

CAO PHONG

– See more at: http://sggp.org.vn/thongtincanuoc/DBCuuLong/2016/7/427218/#sthash.2lyrH86D.dpuf

Sáng 14-7, trong khuôn khổ diễn đàn MDEC – Hậu Giang 2016 đã diễn ra Hội nghị triển khai thực hiện quyết định số 445/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới tại vùng ĐBSCL giai đoạn 2016-2020”. Tham dự hội nghị có lãnh đạo các Liên minh HTX, Bộ NN-PTNT, Bộ KH-CN, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ và UBND tỉnh Hậu Giang.

Theo Liên minh HTX Việt Nam, hiện ĐBSCL có 1.242 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, chiếm 11,2% của cả nước. Trong đó, Kiên Giang, Cà Mau, Hậu Giang là 3 địa phương dẫn đầu về số lượng HTX nông nghiệp. “Tập trung phát triển, mở rộng các HTX kiểu mới hoạt động có hiệu quả trong ba lĩnh vực lúa gạo, trái cây, thủy sản thành HTX kiểu mới quy mô lớn cấp tỉnh, cấp vùng”, Bộ NN – PTNT xác định như vậy khi triển khai thực hiện Đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX  kiểu mới tại vùng ĐBSCL giai đoạn 2016-2020”. Theo đó, có khoảng 300 HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả được tập trung củng cố và phát triển để sản xuất lúa gạo, trái cây, thủy sản. Đồng thời, đẩy mạnh, mở rộng HTX liên kết theo chuỗi giá trị bền vững, gắn kết với doanh nghiệp đầu vào, đầu ra có thế mạnh về tiêu thụ nông sản. Theo Liên minh HTX Việt Nam, lộ trình thành lập HTX kiểu mới trong nông nghiệp sẽ được chia ra làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 2015-2016: Tái cấu trúc tổ chức, hoạt động của tất cả HTX nông nghiệp theo Luật HTX 2012 trên phạm vi cả nước. Thành lập mỗi tỉnh từ 3 đến 5 mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới, hoạt động hiệu quả, đáp ứng nhu cầu về dịch vụ của thành viên. Giai đoạn 2017-2020: Mỗi tỉnh, thành phố lập được 28-30 HTX nông nghiệp kiểu mới hoạt động hiệu quả.
“Hiện nay không ít HTX nông nghiệp có nhiều các “không” nhất: Không trụ sở, không vốn, không có phương án kinh doanh, không hạch toán…”, ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang chỉ ra điểm yếu của HTX hiện nay. Chính vì vậy, nhiều đại biểu cho rằng, để kiện toàn và đưa HTX nông nghiệp hoạt động đích thực, hiệu quả, Nhà nước cần hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực quản trị, kinh doanh cho cán bộ quản lý HTX nông nghiệp; củng cố và nâng cao năng lực hoạt động của các quỹ hỗ trợ phát triển HTX;  mở rộng các hình thức cho vay hoặc bảo lãnh tín dụng cho các HTX. Trong đó, cần nghiên cứu tạo quỹ đất để các HTX có trụ sở hoạt động chứ không phải vay mượn nhà giám đốc HTX, trụ sở ấp đặt làm trụ sở HXT như một số nơi.
Đề án HTX kiểu mới, giai đoạn 2016- 2020 tại vùng ĐBSCL tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm như: Hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực quản trị, kinh doanh cho cán bộ quản lý HTX nông nghiệp; tăng cường các giải pháp về vốn cho sản xuất kinh doanh; hỗ trợ thu hút và đào tạo nâng cao năng lực cán bộ khoa học kỹ thuật; phát triển, mở rộng liên kết sản xuất và đẩy mạnh mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản; Hỗ trợ kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các HTX.
Chiều cùng ngày, trong khuôn khổ diễn đàn MDEC – Hậu Giang 2016 đã diễn ra hội thảo Đối thoại chính sách thúc đẩy liên kết sản xuất, tiếp cận tín dụng ngành hàng lúa gạo, xây dựng cánh đồng lớn. Hội thảo đã tập trung đánh giá lại việc triển khai thực hiện Quyết định 62/2013/TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
Sau gần 2 năm triển khai, ngành ngân hàng đã giải ngân cho 21 dự án của doanh nghiệp với gần 7.000 tỷ đồng. Nguồn vốn này tập trung cho các dự án chuỗi liên kết sản xuất sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu. Hiện ĐBSCL là khu vực có diện tích liên kết lớn nhất với khoảng 450.000 ha. Trong đó, nhiều doanh nghiệp như Gentraco (Cần Thơ), Tập đoàn Lộc Trời, Tổng công ty Lương thực miền Nam… đã thực hiện mô hình liên kết có hiệu quả. Tham gia cánh đồng lớn, nông dân được ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm ổn định, được hỗ trợ kỹ thuật và trong một số mô hình còn được doanh nghiệp liên kết cung ứng vật tư đầu vào không tính lãi. Song, việc triển khai quyết định này ở các địa phương diễn ra chậm, không đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Đến nay chỉ có 20% trong số 63 tỉnh/thành ban hành chính sách và lập Ban chỉ đạo cánh đồng lớn, có 15% phê duyệt quy hoạch/kế hoạch cánh đồng lớn.
Tại hội thảo, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo chủ lực trong vùng như Tổng công ty Lương thực miền Nam, Gentraco, DNTN Công Bình… đã chỉ ra những bất cập trong việc thực hiện cánh đồng liên kết. Trong đó, chủ yếu gặp nhiều khó khăn do vẫn có khoảng 20% nông dân chưa thực hiện đầy đủ hợp đồng bao tiêu, nhiều nơi chính quyền còn thờ ơ khi tham gia vào quá trình xây dựng cánh đồng lớn. Điều mà doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng cánh đồng lớn lo lắng hiện nay là, dù chính phủ đã ban hành nhiều chính sách để khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp nhưng doanh nghiệp và nông dân khó tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng – chủ yếu do thủ tục hành chính.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng: Bộ NN-PTNT cần tiếp tục đề xuất Chính phủ sửa đổi bổ sung chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản. Trong đó, việc củng cố phát triển HTX và tổ hợp tác là cực kỳ quan trọng. Vì đây là tổ chức tạo ra cầu nối giữa nông dân và doanh nghiệp. Ngoài ra, Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương cần hướng dẫn, giám sát tính hình ở các vùng nguyên liệu xuất khẩu gạo nhằm hạn chế tình trạng doanh nghiệp tham gia hình thức trong xây dựng cánh đồng lớn.

CAO PHONG (SGGP)

Bình luận (0)