Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

ĐBSCL: Điệp khúc thiếu cá tra lại tới

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Thừa cá tra kéo theo là rớt giá kéo dài hơn 3 tháng qua, giờ thì theo dự báo của các chuyên gia, khả năng thiếu nguồn cung cá tra nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu trong những tháng tới sẽ lại tiếp diễn, bởi hàng trăm héc ta diện tích nuôi cá của bà con nông dân sau khi thu hoạch đã bỏ trống.


Chủ trại nuôi cá cho cá ăn

Giá cá nguyên liệu khởi sắc

Tại các tỉnh ĐBSCL, giá cá tra nguyên liệu đã tăng trở lại từ 1.000-2.000 đồng/kg sau một thời giam dài giảm giá liên tục, có lúc cá nguyên liệu đạt tiêu chuẩn xuất khẩu giảm xuồng chỉ còn 22.000 đồng/kg.
Tại thị trường An Giang, hiện hiện cá tra thịt trắng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu được thương lái đến tận ao nuôi của bà con mua với giá tăng thêm 1.500 đồng/kg, lên 24.200-24.500 đồng/kg. Tuy nhiên so với mức giá kỷ lục 28.500-29.000 đồng/kg hồi tháng 5 vẫn thấp hơn 4.300-4.500 đồng/kg.
Cá tra thịt hồng và thịt vàng cũng tăng trở lại, từ 1.000-1.500 đồng/kg, lần lượt lên mức giá 23.000-23.500 đồng/kg và 22.000-22.500 đồng/kg.
Đặc biệt, với cá tra có trọng lượng từ 650-800 gam/con (0,3-5oz) trở xuống, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường EU, Mỹ, Úc được thương lái tìm mua với giá tăng thêm 2.000 đồng/kg so với thời điểm cách đây hơn 1 tuần. Thế nhưng, nguồn cung loại cá nguyên liệu cỡ này hiện rất ít, gây khó khăn cho hoạt động chế biến xuất khẩu.
Mặc dù giá cá tra nguyên liệu đang có dấu hiệu chuyển biến tích cực, nhưng khi trao đổi với người viết, đa số bà con nuôi cá tại An Giang cho biết, giá cá nguyên liệu tăng lại thì vui thật, nhưng không dám thả nuôi lại, bởi nếu ùn ùn thả nuôi cá sẽ lại rớt giá tiếp, cái vòng lẩn quẩn “thừa cá mất giá, thiếu cá có giá” lại tiếp diễn.
Tại Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp…, cá tra nguyên liệu cũng có dấu hiệu khởi sắc trở lại sau một thời gian dài rớt giá, tuy nhiên sức tiêu thụ vẫn còn yếu. Hiện thương lái đến tại ao của bà con thu mua cá nguyên liệu với giá 22.000-24.500 đồng/kg (tùy loại và địa phương), tăng 500-1.500 đồng/kg.
Thiếu nguyên liệu sẽ đến
Dù giá cá tra nguyên liệu có dấu hiệu hồi phục lại nhưng vẫn chưa đủ sức hấp dẫn để người nuôi cá khôi phục lại sản xuất. Diện tích ao nuôi cá tra bị treo tại các tỉnh ĐBSCL vì thế lại tiếp tục tăng cao.
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, tính đến thời điểm này, khu vực ĐBSCL đã có đến 30% trên tổng số 4.000 héc ta diện tích ao nuôi cá tra của bà con bị treo ao, điều này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu trong thời gian tới.
Trả lời phỏng vấn báo chí, ông Lê Chí Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội nghề cá tỉnh An Giang cho biết, mặc dù giá cá nguyên liệu đã nhích lên nhưng người nuôi vẫn không có cá để bán, bởi hầu hết cá nguyên liệu đã được bán cắt lỗ trước đó. Số cá nguyên liệu còn lại sẽ không đủ cung cấp cho thị trường trong thời gian tới vì phần lớn diện tích vừa thu hoạch đã bị treo ao, nguồn cung sẽ khan hiếm (hiện có 2.240 trên tổng số 4.000 héc ta cá tra khu vực ĐBSCL đã thu hoạch).
Bên cạnh đó, Vasep cho biết, việc các nước nhập khẩu chuyển từ sử dụng cá nguyên liệu có trọng lượng 1kg/con sang 650-800 gam/con trở xuống, dẫn đến tình trạng thiếu cá cỡ nhỏ phục vụ chế biến xuất khẩu trong thời điểm hiện tại và những tháng tiếp theo.
ĐBSCL đã, đang và sẽ còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất cân đối giữa cung và cầu trong chế biến và tiêu thụ cá tra. Theo Vasep, tính đến cuối tháng 7, sản phẩm cá tra của Việt Nam đã được xuất khẩu sang 131 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng khối lượng hơn 319.350 tấn, đạt giá trị hơn 828 triệu đô la, tăng gần 5% về khối lượng và 27% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Thế nhưng, lợi ít của người nuôi được hưởng vẫn rất khiêm tốn, khả năng đầu tư phát triển vùng cá tra nguyên liệu vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Nguồn TBKTSG

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)