Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

ĐBSCL khẩn cấp gặt lúa chạy lũ ở vùng biên giới

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Liên tục những ngày qua nước lũ từ Campuchia đổ rất mạnh về các huyện biên giới của tỉnh An Giang, gây ngập tràn lan. Theo ghi nhận của PV Báo SGGP, tại vùng biên giới huyện Tri Tôn (An Giang) ngày 29-8, mực nước lũ ở các xã Lạc Quới, Vĩnh Gia… đã cao hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 1,2m. 

Phòng NN-PTNT huyện Tri Tôn cho biết, đến nay nông dân trong huyện đã xuống giống 13.088 ha lúa thu đông; trong đó có hơn 8.000 ha lúa nằm ngoài đê bao.

Nguyên nhân của việc sản xuất lúa thu đông ào ạt ngoài đê bao là do người dân chủ quan bởi những năm trước lũ nhỏ; nhiều hộ đã thuê đất nên tăng cường canh tác 3 vụ/năm nhằm tăng nguồn thu…

Tuy nhiên, do năm nay nước lũ về sớm khoảng 1 tháng và mực nước rất cao khiến nhiều khu vực sản xuất lúa ngoài đê bao bị vỡ bờ bao, gây ngập lúa, thiệt hại nặng.

Đã có hơn 720 ha lúa thu đông (ngoài đê bao) bị thiệt hại và nhiều diện tích lúa khác đang bị nước lũ uy hiếp dữ dội…

Trước tình hình nước lũ liên tục lên cao và đe dọa hàng ngàn hécta lúa thu đông ngoài đê bao. Ngành chức năng huyện Tri Tôn, chính quyền các xã Lạc Quới, Vĩnh Gia, Lương An Trà, Vĩnh Phước… cùng nông dân, đang khẩn trương huy động lực lượng gia cố đê bao bảo vệ; đồng thời thu hoạch nhanh những diện tích lúa vừa chín, chấp nhận giảm năng suất, giảm chất lượng lúa, nhằm tránh bị lũ ập vào gây mất trắng.

Cái khó hiện nay là nhiều nơi nước lũ tràn vào ngập chân ruộng khiến việc thu hoạch lúa bằng máy gặp trở ngại; trong khi thu hoạch lúa bằng tay thì thiếu nhân công trầm trọng dù giá thuê cao.

PV Báo SGGP, có mặt tại vùng biên giới Tri Tôn, ghi nhận những hình ảnh ngành chức năng cùng nông dân khẩn cấp gia cố đê bao chống lũ và thu hoạch nhanh lúa chạy lũ… Một vụ lúa thu đông vô cùng vất vả của nông dân vùng biên giới Tri Tôn.

ĐBSCL khẩn cấp gặt lúa chạy lũ ở vùng biên giới  ảnh 1
Nước lũ từ Campuchia đổ về vùng biên giới An Giang rất mạnh, gây ngập nhiều nơi. ẢNH:  HUỲNH LỢI 
ĐBSCL khẩn cấp gặt lúa chạy lũ ở vùng biên giới  ảnh 2
Nhiều cánh đồng lúa thu đông ngoài đê bao ở biên giới Tri Tôn – An Giang bị ngập lũ. ẢNH:  HUỲNH LỢI 
ĐBSCL khẩn cấp gặt lúa chạy lũ ở vùng biên giới  ảnh 3
Lúa thu đông ở xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn bị vỡ bờ bao gây ngập, người dân nỗ lực gia cố cứu lúa. ẢNH:  HUỲNH LỢI 
ĐBSCL khẩn cấp gặt lúa chạy lũ ở vùng biên giới  ảnh 4
Nhiều cánh đồng lúa đang bị nước lũ uy hiếp, khiến người dân vùng biên giới Tri Tôn vô cùng lo lắng. ẢNH:  HUỲNH LỢI 
ĐBSCL khẩn cấp gặt lúa chạy lũ ở vùng biên giới  ảnh 5
Ngành chức năng đưa cơ giới vào gia cố đê bao bảo vệ lúa thu đông ở huyện Tri Tôn. ẢNH:  HUỲNH LỢI 
ĐBSCL khẩn cấp gặt lúa chạy lũ ở vùng biên giới  ảnh 6
Người dân xã Vĩnh Gia (huyện Tri Tôn) nỗ lực thu hoạch lúa bị ngập lũ, nhưng thương lái chỉ mua 1.800- 2.000 đồng/kg, lỗ trăm bề. ẢNH:  HUỲNH LỢI 
ĐBSCL khẩn cấp gặt lúa chạy lũ ở vùng biên giới  ảnh 7
Nông dân khẩn trương thu hoạch lúa chạy lũ, do lúa chưa chín tới nên chấp nhận giảm năng suất, giảm chất lượng. ẢNH:  HUỲNH LỢI 
ĐBSCL khẩn cấp gặt lúa chạy lũ ở vùng biên giới  ảnh 8
Nông dân vùng biên giới Tri Tôn bán lúa cho thương lái tại ruộng đang bị lũ uy hiếp. ẢNH:  HUỲNH LỢI  
ĐBSCL khẩn cấp gặt lúa chạy lũ ở vùng biên giới  ảnh 9
Nông dân lo lắng vì lúa bị ngập lũ gây thiệt hại… ẢNH:  HUỲNH LỢI 
ĐBSCL khẩn cấp gặt lúa chạy lũ ở vùng biên giới  ảnh 10
Người dân cố gắng đưa lúa ra Kênh Vĩnh Tế (huyện Tri Tôn) chờ bán cho thương lái. Những diện tích lúa bị ngập lũ thì giá bán rất thấp, nông dân không có lãi . ẢNH:  HUỲNH LỢI 
ĐBSCL khẩn cấp gặt lúa chạy lũ ở vùng biên giới  ảnh 11
Nước lũ tiếp tục dâng cao ở vùng biên giới An Giang đe dọa hàng ngàn ha lúa ngoài đê bao và gây ngập nhiều nhà dân ven Kênh Vĩnh Tế . ẢNH:  HUỲNH LỢI 
ĐBSCL khẩn cấp gặt lúa chạy lũ ở vùng biên giới  ảnh 12
Thu hoạch lúa bị ngập lũ – nông dân bán tháo chấp nhận thua lỗ. Một vụ mùa khốn khó của nông dân huyện Tri Tôn. ẢNH:  HUỲNH LỢI 

HUỲNH LỢI/ SGGP

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)