Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục giai đoạn 2009 – 2014

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Tăng học phí để tăng chất lượng đào tạo

Giám đốc Sở GD-ĐT TS. Huỳnh Công Minh

Ngày mai (30-5), Bộ GD-ĐT sẽ trình Quốc hội đề án đổi mới tài chính, trong đó có đề xuất tăng học phí ở các cấp, bậc học. Nhận xét về đề án này, TS. Huỳnh Công Minh – Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM nói: “Đề án đổi mới tài chính của Bộ GD-ĐT, trong đó bao gồm mức học phí mới phù hợp với các địa phương, các tầng lớp dân cư. Học phí không vượt quá 6% thu nhập của người dân và có miễn trừ với người khó khăn. Theo tôi, đề án được xây dựng một cách công phu, có tính khoa học và khả thi. Đề án này không chỉ có góp ý từ cơ sở mà cả ý kiến của các chuyên gia”…
PV: Xin tiến sĩ cho biết, tại sao lại phải tăng học phí?
TS. Huỳnh Công Minh: Đất nước ta đang trong tiến trình hội nhập, theo đó nền GD-ĐT phải ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, khả năng đầu tư của Nhà nước cho GD-ĐT chỉ có giới hạn, do vậy cần thiết phải có sự đóng góp của phụ huynh học sinh dưới hình thức học phí. Sự đóng góp một phần học phí ở trường công lập, số đông phụ huynh học sinh có thể đảm đương được. Bởi mức học phí này chỉ bằng 1/10 so với mức học phí trường ngoài công lập. Khoản học phí này góp phần rất quan trọng trong việc cải thiện mức đầu tư cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cho chính học sinh.
Không ít ý kiến cho rằng tăng học phí đồng nghĩa với việc tăng số lượng học sinh bỏ học vì không có tiền đóng học phí. Tiến sĩ nghĩ sao về vấn đề này?
Như tôi đã nói,đề án đổi mới tài chính của Bộ GD-ĐT bao gồm mức học phí mới phù hợp với các địa phương, các tầng lớp dân cư. Đặc biệt là có miễn trừ đối với những học sinh thuộc diện khó khăn. Do vậy sẽ không có bất kỳ học sinh nào phải nghỉ học vì học phí. Riêng TP.HCM, với mức học phí như hiện nay, trung bình mỗi năm ngân sách nhà nước trợ cấp cho học sinh nghèo khoảng 10 tỷ đồng, số học sinh này chiếm gần 10%. Học phí tăng, có thể số học sinh không có điều kiện đóng học phí sẽ tăng nhưng ngân sách nhà nước vẫn đảm bảo chu cấp cho các em. Vì có điều chỉnh học phí, Nhà nước sẽ có điều kiện về ngân sách để chăm lo cho học sinh nghèo, như vậy tốt hơn là mình không dám thu.
Với mức học phí như hiện nay, tiến sĩ có thể cho biết các trường học đang gặp những khó khăn gì?

Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Phạm Thị Hồng Nga cho biết: Học phí thời gian vừa qua là quá thấp so với thực tế, được xây dựng từ năm 1998 đến nay. Từ 2004 đến nay lại giao học phí để chi cả lương nên gây khó khăn trong việc hỗ trợ giảng dạy, học tập từ đó phát sinh ra nhiều khoản thu không có trong quy định. Hà Nội dành 40% học phí để trả lương cho giáo viên.

Hà Nội xin làm thí điểm mức thu học phí mới này. Chúng tôi sẽ chia thành 5 mức. Mức thứ nhất là các hộ nghèo, chính sách thì miễn luôn và còn cung cấp thêm cả tiền để đủ sách vở, cặp sách cho trẻ đi học, không để thất học vì không có tiền đi học.
Mức thứ hai là các xã miền núi ở vùng Hà Nội mở rộng thì miễn hoặc rất thấp.
Mức thứ ba là học sinh có cha mẹ làm nông nghiệp, mức thu cũng rất thấp tương đương học phí hiện nay (20.000 – 30.000đ một tháng).
Mức thứ tư là ngoại thành, có thể thu từ 70.000đ – 90.000 đ/tháng.
Mức thứ năm là nội thành, có thể thu từ 100.000đ – 120.000đ/tháng.
Chúng tôi sẽ trình hội đồng nhân dân. Trong thời gian tới, chúng tôi cũng yêu cầu các trường công khai chất lượng kiểm định.
N.H
Hàng năm, ngân sách thành phố chi thường xuyên cho giáo dục trên 20%. Trong đó có tới 80% được dùng để chi lương cho giáo viên, mặc dù lương của các thầy, cô giáo phần lớn là không đủ sống. Còn lại 20% dùng để chi cho các hoạt động thường xuyên khác. Nhưng trên thực tế, số tiền 20% ít ỏi này dùng để chi điện, nước còn không đủ, huống hồ là những hoạt động khác. Do vậy các hoạt động thực hành thí nghiệm, thể dục thể thao, văn nghệ, hướng dẫn học sinh đi ngoại khóa để đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện coi như không đáp ứng được. Cho nên chất lượng đào tạo trong nhà trường tính theo mục tiêu đào tạo là không đạt được. Nếu có một phần học phí được đóng góp từ phía phụ huynh học sinh thì những hoạt động ngoại khóa sẽ được thực thi. Lúc đó, chắc chắn chất lượng đào tạo của nhà trường sẽ được tốt hơn.
Nói theo tiến sĩ thì chất lượng phải đi đôi với học phí?
Khi nói đến vấn đề chất lượng giáo dục là phải nói đến vấn đề đầu tư. Bởi nếu có một mức đầu tư cao thì nhà trường sẽ có nhiều điều kiện để tổ chức giáo dục đạt kết quả tốt hơn. Bằng chứng là những trường được sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh thì chất lượng giáo dục luôn tốt hơn, học sinh được chăm sóc và giáo dục một cách toàn diện…
Dư luận xã hội vẫn cho rằng nhà trường chỉ dạy “chữ”, không dạy “người”, đối phó với thi cử, chưa quan tâm đến giáo dục toàn diện. Song, như tôi đã dẫn chứng ở trên, chi phí cho giáo dục toàn diện hầu như không có. Chính vì vậy mà TP.HCM trông chờ đề án đổi mới tài chính của Bộ GD-ĐT sẽ được Quốc hội phê duyệt. Nếu có thể ban hành vào đầu năm học 2009-2010 thì tốt quá…
Như vậy có nghĩa là TP.HCM đã có mức học phí mới?
Đúng vậy, cách đây vài năm, TP.HCM đã xây dựng đề án học phí nhưng về nguyên tắc chúng tôi phải chờ vào quyết định của Quốc hội. Mức học phí mới này đã được tính toán một cách rất chính xác và phù hợp với từng khu vực dân cư.
Xin cám ơn tiến sĩ!
Kim Anh (thực hiện)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)