Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Để có buổi học trải nghiệm thành công

Tạp Chí Giáo Dục

Hc tp tri nghim (HTTN) là mt hình thc hc t thc tế, có hiu qu cao. Đ t chc mt bui HTTN thành công là vic làm không d dàng, nó đòi hi phi có s đu tư và kết hp cht ch t giáo viên, t trưng chuyên môn, ban giám hiu và c s h tr ca ph huynh.


Các em học sinh thích thú cho dê ăn

Nhiều thầy cô vẫn còn có ý nghĩ đơn giản là chỉ cần dẫn học sinh (HS) tham quan để các em nhìn, nghe là HTTN. Thực tế, để tổ chức tốt một buổi HTTN không hề đơn giản. Trước tiên, giáo viên trong tổ chuyên môn phải cùng nhau họp, thảo luận để lựa chọn ra môn học, bài học hay liên môn, tích hợp; các nội dung học tập ấy có thật sự cần cho HS trải nghiệm không? Sau đó, tổ chuyên môn phải lựa chọn địa điểm để HS có thể đến trải nghiệm. Địa điểm ấy phải có đủ các nội dung cần HTTN, đảm bảo được an toàn cho HS và thuận tiện cho việc đi lại để đảm bảo thời gian học, không ảnh hưởng đến các buổi học khác. Sau khi đã thống nhất những vấn đề cơ bản, tổ chuyên môn sẽ đề xuất kế hoạch dạy học theo hướng trải nghiệm đến ban giám hiệu. Lãnh đạo trường xem xét đề xuất nếu thấy khả thi sẽ cho tiến hành và có thể nhờ sự hỗ trợ từ phía phụ huynh về tinh thần và vật chất. Phần kế tiếp thật sự cần nhiều sự đầu tư nhất đó là kế hoạch bài dạy cụ thể: Buổi học phải được tiến hành theo trình tự thế nào? Những phần cụ thể nào HS cần trải nghiệm? Kiến thức nào HS sẽ được củng cố qua thực tiễn, kiến thức nào cần mở rộng thêm? Kiểm tra sự tiếp thu của HS qua trải nghiệm bằng hình thức nào?… Các thầy cô trong tổ chuyên môn phải cùng nhau xây dựng kế hoạch bài dạy thật chi tiết và phân công rõ ràng nhiệm vụ của từng giáo viên. HTTN chỉ có thể thành công khi có sự chuẩn bị chu đáo như thế.

Năm học vừa qua, dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng Trường Tiểu học Đống Đa (Q.4, TP.HCM) đã tổ chức một buổi HTTN cho HS khối 5 rất thành công. Để thực hiện buổi học trải nghiệm này, giáo viên khối 5 đã chuẩn bị hơn một tháng. Tổ chuyên môn của trường đã thống nhất tổ chức buổi HTTN liên môn: khoa học và tập làm văn. Nội dung học của môn khoa học là chương Thực vật – Động vật; nội dung học của môn tập làm văn là ôn thể loại văn miêu tả. Địa điểm học là Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Kế hoạch dạy học trải nghiệm đã được sự đồng thuận cao từ Ban Giám hiệu và phụ huynh. Theo đó, buổi học với phần 1 là nội dung học về khoa học do Trung tâm Giáo dục Vườn thú của Thảo Cầm Viên Sài Gòn đảm nhận. Cụ thể, HS được tìm hiểu về các loại cây; được khám phá không chỉ về đời sống, sinh hoạt của các loài thú mà cả về sự sinh sản của động vật. Các em trầm trồ bên cây cổ thụ to lớn đã được trồng ở đây từ năm 1864, say sưa ngắm nhìn cây bảo báp – loài cây ở châu Phi mà các em chỉ được nghe nói đến trong sách giáo khoa. Các em hết sức ngạc nhiên khi biết một con voi có thể ăn 200kg thực phẩm 1 ngày, thích thú khi biết được loài bướm cánh chim – loài bướm quý hiếm của Việt Nam, phấn khích khi được cho dê ăn… Kết thúc phần 1, HS được làm bài thu hoạch trên phiếu học tập của mình. Phần 2 thuộc về môn tập làm văn. Các em quan sát, tìm hiểu, ghi nhận về các loài cây, loài thú, quang cảnh, con người trong Thảo Cầm Viên. Sau đó, các em tự chọn một đề bài tập làm văn miêu tả 1 con vật, 1 loài cây, 1 cảnh quan mà mình thích hay 1 người mà mình gặp ở Thảo Cầm Viên. Theo đó, các em say sưa nhìn ngắm vật thật, hào hứng làm văn, khác hẳn với tiết làm văn ở lớp. Buổi học trải nghiệm này không chỉ giúp HS củng cố, mở rộng các kiến thức đã học ở trường mà còn giúp các em khám phá nhiều điều mới lạ từ thực tế. Em Thành Nam (học lớp 5/1) phát biểu: “Buổi học rất vui vì chúng em học được nhiều điều thú vị”. Buổi học trải nghiệm thật sự đã đem lại hiệu quả cao trong học tập. Thầy cô dễ dàng nhận ra HS tiếp thu các kiến thức hết sức nhẹ nhàng và tích cực tham gia học tập. Tất cả HS đều mong muốn có nhiều buổi học trải nghiệm như thế này. Để HS được HTTN hiệu quả, thành công như thế, cần lắm sự đầu tư của giáo viên và nhà trường!

Bài, ảnh: Lê Phương Trí

Bình luận (0)