Toàn bộ kiến thức sách giáo khoa địa lý lớp 12 được cô đọng trong một tài liệu ôn tập cực ngắn gọn – đề cương – của cô Ngô Thị Việt Hương, tổ trưởng tổ địa lý Trường THPT Marie Curie (TP.HCM), có thể giúp bạn ôn thi tốt nghiệp THPT môn địa lý một cách nhẹ nhàng và dễ nhớ nhất.
A. YẾU TỐ TỰ NHIÊN
1. Thế mạnh
á Vị trí địa lý:
+ Giáp với vùng (kể tên vùng) à Thuận lợi giao lưu với các vùng trong nước, phát triển kinh tế mở.
+ Giáp với nước (tên các nước giáp vùng) à Thuận lợi giao lưu với các nước, phát triển kinh tế mở.
+ Giáp với biển à Thuận lợi giao lưu với các nước, phát triển kinh tế biển. Cả nước, ngoại trừ Tây nguyên không giáp biển, các vùng giáp biển thuận lợi đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải biển, phát triển du lịch biển và khai thác khoáng sản (dầu khí, cát, titan, muối…).
á Địa hình:
– Đồng bằng sông Hồngàcao ở rìa phía tây, tây bắc; thấp dần ra biển
– Đồng bằng sông Cửu Long à thấp bằng phẳng.
– Bắc Trung bộ, duyên hải Nam Trung bộà vùng gò đồi chăn nuôi đại gia súc, đồng bằng nhỏ hẹp; các nhánh núi đâm ra sát biển tạo nhiều vũng, vịnh.
– Tây nguyên, trung du miền núi Bắc bộà Địa hình cao, có các cao nguyên xếp tầng.
á Đất: Đọc Atlat trang 11
– Kể tên các loại đất có trong vùng.
– Cho biết loại đất nào là loại đất chính của vùng.
* Nếu là đất bazan, feralit à thuận lợi phát triển cây công nghiệp lâu năm.
* Nếu là đất phù sa; phù sa cổ à thuận lợi phát triển cây công nghiệp hằng năm, cây ăn quả và cây lương thực.
á Khí hậu:
- Vùng trung du miền núi Bắc bộ (khí hậu phân hóa theo độ cao)
- Đồng bằng sông Hồng
- Bắc Trung bộ
à Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh à cơ cấu cây trồng đa dạng.
Riêng Bắc Trung bộ: ngoài khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông lạnh thì mùa hạ còn chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam nên có khí hậu khô nóng.
-
Duyên hải Nam Trung bộ
- Tây nguyên (khí hậu phân hóa theo độ cao)
- Đông Nam bộ
- Đồng bằng sông Cửu Long
à Có khí hậu cận xích đạo, hai mùa mưa khô rõ rệt àphát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
Riêng vùng duyên hải Nam Trung bộ: mưa vào mùa: thu – đông; mùa hạ: khô – nóng.
á Sông ngòi: Đọc Atlat trang 10
– Kể tên các con sông lớn có trong vùng.
– Nếu vùng nào có nhà máy thủy điện (có thể xem Atlat trang 22) à có tiềm năng thủy điện và giao thông vận tải.
– Nếu vùng nào không có nhà máy thủy điện (đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng) à phát triển giao thông vận tải đường thủy, nuôi trồng thủy sản, phát triển thủy lợi, cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất.
Riêng : + Đồng bằng sông Hồng
+ Đồng bằng sông Cửu Long à nhớ nói thêm sông ngòi, kênh rạch chằng chịt
+ Bắc Trung bộ
+ Duyên hải Nam Trung bộ à nhớ nói sông ngắn và dốc à phát
+ Tây nguyên triển thủy điện.
á Sinh vật:
– Trung du miền núi Bắc bộ
– Duyên hải Nam Trung bộ à diện tích rừng lớn à cung cấp nhiều gỗ quý, chim thú
– Bắc Trung bộ có giá trị.
– Tây nguyên
Riêng Tây nguyên: có diện tích rừng lớn nhất nước.
– Vùng Đông Nam bộ: rừng không lớn à cung cấp gỗ dân dụng, nguyên liệu giấy.
– ĐBSCL: chủ yếu là rừng tràm, rừng ngập mặn.
– Ngoài tài nguyên rừng, có thể nói thêm các sinh vật khác như: động vật, thủy sản…
Chú ý: kể tênnhững vùng nào có vườn quốc gia, rừng ngập mặn, khu dự trữ bảo tồn sinh quyển à phát triển du lịch, duy trì nguồn gen động thực vật.
á Khoáng sản: kể tên các loại khoáng sản có trong vùng à phát triển công nghiệp.
á Tài nguyên du lịch
Đọc Atlat trang du lịch, chú ý những vùng có nhiều bãi tắm đẹp, các di sản văn hóa thế giới và các di sản thiên nhiên thế giới (kể tên ra).
2. Hạn chế:
– Hạn chế chung của tất cả các vùng và của cả nước: có nhiều thiên tai (bão, lũ, hạn hán).
Riêng: + Trung du miền núi Bắc bộ có thêm lũ quét, sương muối, rét đậm, rét hại.
+ Bắc Trung bộ và duyên hải Nam Trung bộ còn chịu ảnh hưởng của gió Lào khô nóng vào mùa hạ.
+ Ngoài ra, đối với trung du miền núi Bắc bộ và Tây nguyên: địa hình hiểm trở, khó khăn cho GTVT. Còn Bắc Trung bộ và duyên hải Nam Trung bộ đồng bằng nhỏ hẹp.
B. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI
Tùy theo từng vùng mà chọn các yếu tố cho phù hợp.
1. Dân cư và điều kiện xã hội:
á Dân số: – Quy mô (đông – thưa) à nguồn lao động.
– Mật độ dân số (cao – thấp)
á Dân tộc: ít người (các vùng trung du miền núi Bắc bộ, Tây nguyên, Bắc Trung bộ, duyên hải Nam Trung bộ là những vùng có nhiều dân tộc ít người).
á Văn hóa : + Đồng bằng sông Hồng: khai thác lâu đời, giàu kinh nghiệm sản xuất.
+ Trung du miền núi Bắc bộ và Tây nguyên: nhiều dân tộc thiểu số với truyền thống văn hóa độc đáo và kinh nghiệm sản xuất phong phú.
– Mức sống.
– Kinh nghiệm sản xuất
– Trình độ dân trí, trình độ Khoa học kỹ thuật.
á. Chịu nhiều hậu quả của chiến tranh (vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Nam Trung bộ).
2 Điều kiện kinh tế :
. + Cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải.
+ Chính sách của Nhà nước.
+ Đầu tư nước ngoài.
+Thị trường, vốn, kỹ thuật.
Trong 7 vùng thì đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ là những vùng phát triển nhất. Do đó các yếu tố kinh tế – xã hội đều phải nói về thế mạnh. Còn các vùng khác thì các yếu tố trên hầu hết là hạn chế.
Lưu ý: Khi giải thích thế mạnh của bất kỳ lĩnh vực nào của các vùng thì dựa vào các yếu tố tự nhiên và kinh tế – xã hội để giải thích. Ví dụ: để giải thích về thế mạnh cây trồng cần phải dựa vào các yếu tố như: đất đai, khí hậu, nguồn nước, địa hình, nguồn lao động, kinh nghiệm sản xuất, cơ sở chế biến, chính sách của Nhà nước, thị trường tiêu thụ, vốn, kỹ thuật…
C. CÁC NGÀNH KINH TẾ
– Khi nói về sự phân bố các sản phẩm nông nghiệp thì phải nói sản phẩm đó phân bố ở vùng nào chứ không nói phân bố ở tỉnh nào. Ví dụ: cà phê phân bố ở Tây nguyên, Đông Nam bộ…
– Khi đang ở trong vùng nông nghiệp : nói về sự phân bố sản phẩm thì nói tên tỉnh. Ví dụ: ở vùng Tây nguyên: cà phê trồng nhiều ở Đắk Lắk…
– Cây công nghiệp đặc trưng mỗi vùng:
+ Cà phê: Tây nguyên.
+ Cao su: Đông Nam bộ.
+ Chè: trung du và miền núi Bắc bộ.
Sau khi kể vùng đặc trưng của cây công nghiệp nào đó, dựa vào Atlat trang 18,19….. kể thêm các vùng khác có thể hiện ký hiệu sản phẩm.
– Khi nói về kinh tế biển thì phải nói về 4 lĩnh vực liên quan đến biển, đó là:
+ Đánh bắt, nuôi trồng hải sản.
+ GTVT biển
+ Du lịch biển
+ Khoáng sản.
Nhưng kinh tế biển mỗi vùng có mỗi thế mạnh khác nhau. Ví dụ: duyên hải Nam Trung bộ thì nghề cá mạnh, trong khi đó Đông Nam bộ khai thác chế biến dầu khí…
– Khi nói về công nghiệp năng lượng thì phải nói về: công nghiệp khai thác than, công nghiệp khai thác dầu khí, công nghiệp điện lực (nhớ kể tên các nhà máy nhiệt điện, thủy điện).
– Nước ta có 7 vùng nông nghiệp ( trang 18 Atlat) nhưng chỉ có 6 vùng công nghiệp, đó là:
+ Vùng 1: Các tỉnh thuộc TDMN BB, trừ tỉnh Quảng Ninh.
+ Vùng 2: Các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và các tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh
+ Vùng 3: Các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.
+ Vùng 4: Các tỉnh thuộc Tây nguyên, trừ tỉnh Lâm Đồng
+ Vùng 5: Các tỉnh thuộc Đông Nam bộ, Bình Thuận, Lâm Đồng.
+ Vùng 6: Các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long
NGÔ THỊ VIỆT HƯƠNG (tổ trưởng tổ địa lý Trường THPT Marie Curie, TP.HCM)
Theo TTO
Bình luận (0)