Môn Văn không hề bất khả thi như ta tưởng. Tớ sẽ cho bạn thấy, điểm 7 môn văn là điều không hề khó.
Học trò mình vẫn coi văn là môn khó nuốt, khó gặm mà khó cả chép nữa. Dốt Toán, Lý, Hóa nhưng nếu thằng bạn cùng bàn dễ tính thì vẫn kiếm được điểm khá giỏi như thường. Nhưng văn mà chép, thì dù chép ở đâu, cũng sẽ bị phát hiện ngay lập tức, và dưới trung bình là cái chắc. “Nhân danh” một người 12 năm chưa từng dưới 8,2 văn và thi 8.5 điểm môn văn đại học (nghe oai nhỉ?), tớ sẽ mách cho các ấy cách làm một bài văn đơn giản mà hiệu quả.
Đây là bớc mà ta không thể bỏ qua được đâu nhé! Chỉ 5 – 10 phút thôi, không hơn đâu. Gạch ra những ý chính. Nhớ viết cách dòng, vì trong quá trình viết có thể đột ngột nhớ ra ý hoặc cách diễn đạt hay nhưng chưa dùng được ngay nên ta phải ghi lại cho dễ nhớ.
Thứ nhất: Mở bài.
Thông thường, chúng ta mất khá nhiều thời gian vào phần này, thế nên để tập trung cho phần trọng tâm, ta chỉ cần một mở bài hiệu quả, đủ ý và nhanh. Chẳng ai để mở bài viết sau cùng, phải không nào? Có hai cách cho một mở bài thật hiệu quả:
1. Đưa ra một nhận định của một nhà phê bình nào đó về tác phẩm hoặc tác giả, rồi dẫn dắt vào tác phẩm và đề bài. Cách này hơi khó vì phải nhớ chính xác nhận định và người có nhận định đó, kẻo mà nhầm thì phản tác dụng.
VD: Phân tích 4 câu đề từ trong bài "Thơ duyên" của Xuân Diệu
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”.
Tụi mình có thể mở bài: Hoài Thanh từng nhận xét: “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà mới”. Quả đúng như vậy, cái mới trong thơ ông thể hiện trong cả ngôn từ và ý thơ, tiêu biểu như cái khát vọng muốn tắt nắng, buộc gió tha thiết mà đầy táo bạo thể hiện trong bốn câu đề từ của bài "Thơ duyên" – một trong những sáng tác nổi bật nhất, “Xuân Diệu” nhất…
2. Đơn giản hơn, là nêu tên tác giả, năm sinh, năm mất, là nhà thơ, nhà văn tiêu biểu của thời kỳ nào…? Tác phẩm cần phân tích bao giờ cũng là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của tác giả đó, tiêu biểu của thời kỳ đó. Rồi dẫn dắt vào đề bài.
Mở bài: Nam Cao (1915 – 1951) là nhà văn lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Trước Cách mạng, ông là nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc nhất. Cách mạng tháng Tám thành công, ngòi bút nhà văn chuyển hướng đi theo tiếng gọi của Đảng, của nhân dân. "Đôi mắt" là tác phẩm tiêu biểu cho sự “chọn đường, nhận đường” của nhà văn. Một trong những thành công nổi bật của tác phẩm là việc xây dựng hình tượng nhân vật Hoàng…
Thứ hai: Thân bài
1. Không nhất thiết phải nghĩ đoạn chuyển ý. Vì thực ra cũng không quan trọng lắm đâu. Nếu bạn bỏ quá nhiều thời gian cho chuyển ý sẽ làm mất thời gian cho phần chính. Tránh đề bài là các đoạn rời rạc, nhưng có thể đoạn chuyển, đoạn không. Cách đơn giản nhất là sử dụng liên từ “Không chỉ…mà còn…”.
2. Trình bày đoạn theo cách diễn dịch. Có nhiều cách trình bày đoạn nhưng cách này sẽ giúp ý bài viết logic và mạch lạc nhất, thầy cô cũng dễ chấm nhất. Không lo về sự trùng lặp đâu nhé!
Thứ ba: Kết bài.
Đánh giá lại ý của toàn bài. Thông thường kết bài không được đầu tư vì “vội”. Bạn nên nhắc lại khẳng định ở mở bài nhưng diễn đạt theo ý đã được chứng minh và khẳng định.
Một số chý ý nè: Không viết tắt, không viết số, không sai lỗi chính tả.
Thế nào, bạn thử áp dụng xem. Và bạn sẽ thấy điểm 7 Văn cũng không hề khó.
Bình luận (0)