Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Để học sinh tự tin thi THPT quốc gia

Tạp Chí Giáo Dục

Cui năm hc, gia ngn ngang, bn b ca công trình m rng cơ s vt cht, không gian hc tp b hn chế nhưng Trưng THPT Bình Thy (qun Bình Thy, TP.Cn Thơ) vn gi vng k cương, n nếp, trong đó ni bt là không khí tích cc ôn tp ti các lp 12.

Tiết ôn tp môn lý ti Trưng THPT Bình Thy (TP.Cn Thơ)

Tại một lớp ôn tập môn địa, chuông reo báo hết tiết nhưng cô giáo Trương Tú Anh (Tổ phó Tổ sử – địa) vẫn tiếp tục hướng dẫn học sinh (HS) giải bài tập, chỉ ra những lỗi sai trong bài làm trắc nghiệm, giải đáp những thắc mắc của HS. Khi cả lớp nắm vững cách ứng dụng bài học vào làm bài, cô mới ra khỏi lớp. Cô Tú Anh chia sẻ: “Điều quan trọng là giáo viên phải truyền được ngọn lửa yêu thích môn địa cho HS và hướng dẫn các em vừa học vừa áp dụng kiến thức vào các bài tập trắc nghiệm từ lớp 11. Vì mục tiêu là trang bị kiến thức để HS làm bài tập trắc nghiệm, các bài giảng phải súc tích, ngắn gọn, nhấn mạnh trọng tâm, không tràn lan và phải liên hệ thực tiễn để tiết dạy sinh động, không khô khan. Chẳng hạn khi dạy bài “Sóng thủy triều”, tôi liên hệ với chiến công oai hùng của Ngô Quyền tại sông Bạch Đằng, sản xuất muối, dong buồm ra khơi đánh bắt thủy sản… Ngoài ra phải hướng dẫn HS sử dụng Atlat vào các bài học”.

Cô Tú Anh và tổ chuyên môn đã soạn bộ đề cương ôn tập gồm kiến thức lớp 11 và lớp 12, được hệ thống hóa theo từng chuyên đề. Mỗi chuyên đề có phần lý thuyết và các câu hỏi trắc nghiệm được soạn theo 4 cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. Bộ đề cương này giúp HS củng cố kiến thức và ứng dụng vào bài làm. Dù hầu hết HS đã nắm khá chắc kiến thức nhưng các tiết ôn tập của cô vẫn thu hút tất cả HS đăng ký thi tổ hợp KHXH. Với môn toán, ThS. Nguyễn Hoàng Anh (Tổ trưởng Tổ toán) cho biết: “Năm nay công tác ôn tập có nhiều thuận lợi vì thầy và trò đã có một năm trải nghiệm, và chủ động trong dạy – học. Tổ toán kết hợp dạy và ôn luyện cho HS từ đầu năm học, theo phương pháp phân hóa, cho bài tập dựa theo trình độ các em và đặc biệt quan tâm số HS yếu: các em được phụ đạo thêm, tạo cơ hội để giải nhiều bài tập…”. Em Nguyễn Thị Trúc Phương (HS xuất sắc lớp 12B4) bộc bạch: “Việc chia lớp ôn thi theo các môn học giúp chúng em tiếp thu tốt vì cùng trình độ, dễ dàng chia sẻ kinh nghiệm trong học tập. Tuy nhiên cũng có một số bạn quên kiến thức, thầy cô ôn lại cho các bạn trong giờ ra chơi”.

Khác với Trường Bình Thủy, không khí ôn tập tại Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) khá nhẹ nhàng. Trong các lớp, HS tự tin làm bài tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Kết quả kỳ thi thử THPT vừa qua gần 90% HS đạt điểm trên trung bình các môn. Thành quả trên xuất phát từ chiến lược giáo dục của trường: Đầu năm học lớp 10, HS đã được phân loại, từ đó trường tổ chức bồi dưỡng HS giỏi và phụ đạo lấy lại kiến thức cơ bản cho số HS yếu. Năm học này trường tổ chức dạy kiến thức và ôn luyện, hướng dẫn kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm với kiến thức lớp 11 và lớp 12 cho HS lớp 12 từ đầu năm học. ThS. Nguyễn Anh Hoàng (Hiệu trưởng nhà trường) cho biết: “Công tác ôn tập bắt đầu từ đầu tháng 4, chúng tôi chia nhóm từ 12 đến 15 em/giáo viên, phân loại và ôn tập theo trình độ. Thầy cô tiếp tục nhắc lại kiến thức lớp 11 và lớp 12, cho làm bài tập, sau đó chấm và sửa từng câu, phân tích, hướng dẫn kỹ năng nhận dạng đề và cách giải nhanh. Riêng môn toán thì đi sâu vào kỹ năng sử dụng máy tính để làm bài. Đối với các môn thuộc tổ hợp KHXH, ngoài hướng dẫn làm bài thi, thầy cô còn dò bài cho HS, em nào chưa thuộc thì học tại lớp đến khi thuộc mới được về. Thầy cô kiên nhẫn chờ. Có hôm thầy trò ở lại đến tối. May mắn là phụ huynh rất ủng hộ trường”.

K thi THPT quc gia 2018, TP.Cn Thơ có 10.132 thí sinh đăng ký d thi, trong đó 4.417 em đăng ký t hp KHTN, còn li là t hp KHXH.

TS. Nguyễn Phúc Tăng (Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD-ĐT TP.Cần Thơ) cho biết ngay sau khi có kết quả thi THPT quốc gia năm 2017, Sở GD-ĐT đã chỉ đạo các đơn vị họp rút kinh nghiệm về công tác ôn tập, tư vấn chọn môn thi và tổ chức thi. Qua đó phân tích cụ thể nguyên nhân những hạn chế, khuyết điểm để rút kinh nghiệm cho kỳ thi 2018; đặc biệt trong công tác tư vấn chọn bài thi, môn thi, nguyện vọng xét tuyển ĐH, CĐ phù hợp năng lực và định hướng nghề nghiệp của HS. “Sở GD-ĐT chỉ đạo các trường yêu cầu giáo viên vừa dạy vừa ôn tập theo hình thức “cuốn chiếu” để HS nắm vững nội dung kiến thức một cách hệ thống, phân phối thời gian hợp lý trong ôn tập kiến thức lớp 11 và lớp 12. Sở GD-ĐT tổ chức ra đề kiểm tra học kỳ I, II và kỳ thi thử THPT quốc gia theo định dạng của đề thi minh họa 2018 của Bộ GD-ĐT nhằm giúp HS làm quen với hình thức, quy chế và áp lực của kỳ thi. Sau khi có kết quả, lãnh đạo trường, các tổ chuyên môn đã nghiêm túc phân tích kết quả, họp rút kinh nghiệm, điều chỉnh kế hoạch dạy và ôn tập”, TS. Nguyễn Phúc Tăng nhấn mạnh.

Từ sự chỉ đạo trên, các trường chủ động xây dựng kế hoạch ôn tập cho HS lớp 12 phù hợp điều kiện thực tế và năng lực HS. Nhiều trường có cách làm sáng tạo giúp HS ôn tập hiệu quả như phân loại HS để ôn tập phù hợp; tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường nhằm trao đổi kinh nghiệm và tài liệu ôn tập… TS. Nguyễn Phúc Tăng cho biết thêm: “Từ đây đến thời điểm thi, Sở GD-ĐT tiếp tục kiểm tra các đơn vị về nội dung ôn tập cho HS, phổ biến những kinh nghiệm hay. Đồng thời kiểm tra công tác chuẩn bị cơ sở vật chất và nhân sự tại các điểm thi, để kịp thời điều chỉnh”.

Đan Phưng

 

Bình luận (0)