Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Để không bị hoại tử chi, cần garo và băng ép đúng cách

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Việc sơ cứu cầm máu sai trong các trường hợp bị rắn cắn, chảy máu các chi… có thể khiến bệnh nhân có thể bị mất tay hay chân. Dưới đây là hướng dẫn garo và băng ép đúng cách theo tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới.

Đặt garo 
Garo tiêu chuẩn đòi hỏi phải có 1 băng cao su mỏng, dẻo, bản rộng 3-5cm, dài 1,2-2m cho chi trên và 5-8cm, dài 2-3m cho chi dưới và vòng băng lót.
Nguyên tắc đặt garo là phải chặn đường đi của động mạch đến vết thương. Vì thế đặt băng ở phía trên vết thương 2-3cm, nhất thiết phải có vòng đệm trước khi đặt garo. Lưu ý vòng 1 vừa phải, vòng 2 chặt hơn, vòng 3 chặt nhất (quyết định sự cầm máu), vòng 4 nới rộng để nhét cuộn garo còn lại vào.
 
Băng ép là ép chặt băng vào vết thương để cầm máu
Đặt garo không quá 6 tiếng, mỗi tiếng nới garo 1 lần, mỗi lần nới không quá 1 phút. Nới bằng cách luồn 2 ngón tay vào vòng garo cuối cùng và nâng lên, rút cuộn garo vừa cuộn lại vừa nới từ từ vòng thứ 3. Khi thấy vết thương hồng, vùng da dưới chỗ garo ấm lại thì cuốn lại vòng thứ 3 và thứ 4.
Garo cấp cứu: 2-3 chiếc khăn mùi xoa, bút/thước kẻ/đũa, dây buộc. Đầu tiên, quấn 1 khăn lót ở phía trên vết thương, một khăn gấp chéo nhỏ lại, buộc lỏng trên khăn thứ nhất. Luồn 1 que vừa nâng vừa xoắn khăn thứ 2 đến khi thấy máu ngừng chảy. Cố định que, tránh chạm vào vết thương.
Cách làm băng ép 
Dùng tay hoặc gạc hay khăn sạch ép ngay lên vết thương. Để bệnh nhân nằm thoải mái và luôn đặt phần bị thương cao hơn thân thể để giảm áp lực máu. Sau đó dùng băng cuộn hoặc dây vải băng ép miếng gạc hoặc khăn vào vết thương. Không băng quá chặt như hình thức garo. Nếu máu thấm qua thì không bỏ băng cũ, quấn thêm băng mới. 
Nhân Hà / Dan tri
Theo Health

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)