Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Để lựa chọn đúng và dạy tốt sách giáo khoa mới

Tạp Chí Giáo Dục

Ngưi xưa thưng nói v ngh dy hc “biết 10 dy 1”. Có th hiu khái quát, ngưi thy phi biết rt nhiu mi dy tt đưc, mi là thy đúng nghĩa. Trong dy hc, vn tri thc, hiu biết ca ngưi thy rt đa dng và phong phú, nhưng trưc hết phi hiu rõ cun sách giáo khoa (SGK) mà mình s dng.


Tiết hc môn ng văn ca hc sinh THPT (nh minh ha). Ảnh: Anh Khôi

Thế nào là hiểu rõ một cuốn SGK? Trong việc biên soạn SGK nói chung, sách ngữ văn nói riêng, rất nhiều điều người biên soạn không nêu lên, không trình bày hiển ngôn và tường minh trên trang sách được. Nhưng sau mỗi yếu tố hình thức hoặc nội dung từ bìa sách đến cấu trúc bài học, cách trình bày và minh họa, văn bản và cách trình bày văn bản, hệ thống câu hỏi, bài tập… là rất nhiều thông tin được ẩn giấu; thể hiện một quan niệm thống nhất và có cơ sở khoa học, có ý tưởng của chủ biên và tập thể tác giả. Vì thế, người giáo viên muốn đánh giá đúng chất lượng mỗi cuốn sách, đặc biệt muốn dạy tốt, cần phải tìm hiểu thêm những gì đằng sau bề nổi hữu hình của cuốn sách. Cái phần chìm của “tảng băng trôi” ấy cần được trình bày trong sách giáo viên, trong các đợt tập huấn, giới thiệu sách và bồi dưỡng giáo viên dạy học theo chương trình và SGK mới. Không thể chỉ đọc và xem trên trang sách là đủ. Cũng vì thế, khi tiếp nhận, tìm hiểu để lựa chọn và sử dụng SGK, người giáo viên cần và nên đặt ra nhiều câu hỏi: “Tại sao?”. Chẳng hạn: Tại sao bìa sách lại thiết kế thế này? Mục đích và ý nghĩa của trang bìa là gì?; Tại sao sách có cấu trúc (hệ thống bài học) như thế? Cấu trúc ấy nhằm đạt được mục đích gì và dựa trên cơ sở nào?; Tại sao mỗi bài học lại có cấu trúc thế này? Mục đích và cơ sở của thiết kế ấy?; Tại sao lại chọn hệ thống văn bản đọc như thế? Tại sao chọn tác phẩm này mà không là tác phẩm khác? Với các tác phẩm dài, tại sao lại lựa chọn đoạn trích này mà không chọn đoạn khác?; Tại sao lại trình bày văn bản đọc hiểu như thế? Ý nghĩa và tác dụng của cách trình bày này là gì?; Tại sao lại nêu các câu hỏi, bài tập như thế? Mục đích và ý nghĩa của hệ thống câu hỏi, bài tập này là thế nào?; Tại sao lại rèn luyện theo thứ tự đọc, viết, nói, nghe mà không phải là nói, nghe, đọc, viết? Và tại sao phải cần tích hợp ở các kỹ năng này? Tích hợp đọc và tích hợp ngang được thể hiện như thế nào và có tác dụng gì?; Tại sao việc rèn luyện kỹ năng viết và nói, nghe cần theo quy trình các bước? Ý tưởng chống dạy chép văn mẫu được thể hiện trong sách như thế nào?; Tại sao cần có bài ôn tập và đánh giá? Các hình thức, cách thức đánh giá nêu trong sách có vai trò và tác dụng như thế nào?… Có thể nêu lên nhiều câu hỏi “tại sao” khác nữa, tuy nhiên chừng ấy cũng đủ thấy để hiểu SGK cần tìm hiểu thêm nhiều điều chưa nêu trên trang sách. Người giáo viên khi tìm hiểu sách, trước khi dạy có quyền và cần đòi hỏi, yêu cầu làm rõ các vấn đề ấy.

Việc trả lời các câu hỏi này trước hết thuộc về trách nhiệm của các tổng chủ biên, chủ biên và các tác giả của mỗi bộ SGK. Nội dung trả lời các câu hỏi nêu trên phải có cơ sở; từ yêu cầu của chương trình ngữ văn 2018 đến các cơ sở khoa học bộ môn văn học, tiếng Việt, lý luận và phương pháp dạy học; từ các quan niệm đúng và chuẩn xác về chương trình, SGK truyền thống cũng như cập nhật các xu thế đổi mới về chương trình, SGK hiện đại. Nội dung các câu trả lời phải cho thấy tập thể tác giả có một quan niệm rõ ràng, nhất quán và có sức thuyết phục; chứ không phải trả lời thế nào cũng được hoặc cùng một nội dung nhưng mỗi lúc, mỗi nơi lại nói mỗi khác… Và quan trọng hơn là thực tiễn, hiện trạng của bộ sách ấy có thể hiện đúng như các quan niệm mà những người biên soạn nêu lên hay không? Sự thể hiện ấy có nhất quán trong tất cả các cuốn sách của môn học ở toàn cấp học và liên cấp hay không? Đó mới là điều đáng lưu ý nhất trong việc đánh giá chất lượng của bộ sách.

Xin trân trọng gửi đến các thầy cô giáo nói chung và giáo viên ngữ văn đôi điều suy nghĩ của một người biên soạn SGK. Với sách ngữ văn bộ Cánh diều, chúng tôi sẵn sàng trả lời cụ thể và rõ ràng tất cả các câu hỏi đã nêu, cũng như những câu hỏi khác mà giáo viên đặt ra. Mục đích là nhằm đáp ứng được yêu cầu “biết 10 dạy 1”, để thực hiện đúng và có hiệu quả chương trình, SGK mới.

PGS.TS Đ Ngc Thng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)