Giáo viên đánh giá đề thi ngữ văn bám sát đề minh họa, không đánh đố, không gây nhiễu song đề vẫn có tính sáng tạo giúp phân loại thí sinh, phục vụ 2 mục đích kỳ thi: tốt nghiệp và xét tốt nghiệp.
Giáo viên cho rằng đề ngữ văn vừa sức thí sinh song vẫn có tính phân loại
Bám sát đề minh họa
Thầy Trần Văn Đúng – giáo viên ngữ văn, Trường THPT Lương Thế Vinh (Q.1) đánh giá, đề thi ngữ văn năm nay khá hay, học sinh trung bình vẫn có thể đạt được 5,5-6 điểm.
Cụ thể, ở phần đọc hiểu, đề bám sát đề tham khảo, không nặng lý thuyết. Các câu hỏi có đủ 4 cấp độ nhưng dễ làm, không gây nhiễu, không mập mờ.
Trong đó, ở câu 1, thí sinh dễ dàng nhận ra thể thơ tự do. Ở câu 2, với 4 tính từ (đứng trước các từ như). Câu này quá vừa sức với cả thí sinh giáo dục thường xuyên bởi đây là câu hỏi ở mức độ nhận biết. Câu 3, chủ yếu biện pháp so sánh (dấu hiệu mẫu A như B). Trích cụm từ ra. Gợi hình ảnh đẹp, gợi cảm xúc ngợi ca + nội dung câu thơ trích. Thí sinh rất dễ lấy điểm câu này.
“Đề vừa sức, không đánh đố học sinh. Phần nghị luận xã hội thí sinh có kiến thức nền sẽ làm bài rất tốt. Đề có sự phân hóa tốt ở phần làm văn. Đề vừa bám sát đề tham khảo nhưng có tính linh hoạt, sáng tạo, tạo đất cho thí sinh khá, giỏi viết bài. Đặc biệt, với phần làm văn nghị luận văn học yêu cầu của đề đã tạo ra sự bừng ngộ chỉ thí sinh các khóa sau rằng nếu thí sinh không đọc kỹ tác phẩm sẽ không dễ để làm bài tốt”, thầy Đúng nhìn nhận.
Không dễ đạt điểm cao
Đánh giá tổng thể đề thi ngữ văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, thầy Đỗ Đức Anh – giáo viên ngữ văn, Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1) nhận định, đề không có đột biến, nằm trong dự đoán của giáo viên và học sinh trong quá trình ôn luyện (đọc hiểu một đoạn thơ về nghị luận văn học về một đoạn văn).
Cấu trúc đề tương tự cấu trúc đề tham khảo đã công bố trước đó. Nhìn chung đề không khó, không dài nhưng để đạt được điểm 7 trở lên thì thí sinh phải có kỹ năng xử lý, nhất là câu nghị luận văn học.
“Với tôi đây là một đề thi ổn, chưa thực sự hay như kỳ vọng nhưng đáp ứng tốt yêu cầu của kỳ thi là tốt nghiệp cho học sinh cả nước. Câu nghị luận văn học sẽ là câu phân loại thí sinh khá giỏi, và có đất cho học sinh viết bài. Đề dễ thở và không lựa chọn các vấn đề thời sự nóng hổi mà chọn các vấn đề gần gũi, thiết thực với học sinh”, thầy Đức Anh đánh giá.
Phân tích cụ thể, thầy Đức Anh cho hay: Câu đọc hiểu, đề thi chọn dữ liệu là một đoạn thơ trích từ bài thơ "Con đường của những vì sao" của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo. Đoạn thơ có độ dài vừa phải, dễ hiểu, bốn câu hỏi đặt ra trong đề khá quen thuộc. Học sinh và giáo viên đã cùng ôn luyện các dạng câu hỏi này nhiều lần.
Hai câu đầu (câu một và câu hai), thí sinh có thể dễ dàng ghi trọn điểm khi yêu cầu thí sinh xác định thể thơ và tình tính từ miêu tả vẻ đẹp của tuổi trẻ trong đoạn thơ.
Câu hỏi số ba yêu cầu thí sinh nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn thơ thiên về kiểm tra kiến thức tiếng Việt. Đây cũng là dạng câu hỏi thường xuất hiện trong các đề thi những năm trước.
“Riêng câu hỏi số bốn là câu thí sinh có thể bị mất điểm một phần nếu không giải đoán được những suy ngẫm của tác giả về ý nghĩa, sự hy sinh của tuổi trẻ. Thí sinh nhận xét sơ sài, qua loa có thể mất điểm. Đây có lẽ là câu bắt đầu để phân loại thí sinh. Đề đọc hiểu lựa chọn đoạn thư phù hợp, có ý nghĩa, có tính giáo dục, tính thẩm mỹ cao”, giáo viên này nhận xét.
Thí sinh sẽ không dễ đạt điểm cao với đề thi ngữ văn
Ở câu nghị luận văn học, thầy Đỗ Đức Anh cho hay, đề yêu cầu thí sinh phân tích một đoạn trích ở đầu tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa, tác phẩm nằm trong dự đoán cao của học sinh cả nước nên không gây bất ngờ. Với đề này, sẽ có nhiều thí sinh phấn khởi với việc lựa chọn tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
“Mặc dù khá quen thuộc song đề chưa thật sự rõ ràng về đối tượng cần phân tích mà chỉ ghi chung chung là phân tích đoạn văn sẽ gây khó cho thí sinh trong việc xác định đối tượng phân tích và luận điểm. Dù trúng tủ tác phẩm dự đoán cao nhưng sẽ vẫn có nhiều thí sinh lệch ngăn vì tập trung ôn về nhân vật người đàn bà làng chài mà ôn sơ sài phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng về bức tranh bình minh tuyệt vời trên biển”, thầy Đức Anh phân tích thêm.
Theo thầy Đức Anh, để đạt điểm cao, thí sinh cần xoáy vào và chỉ ra được phát hiện của Phùng và phân tích được sự kỹ phần ứng của nghệ sĩ Phùng trước phát hiện đó. Chiếc thuyền ngoài xa là tác phẩm có tần suất ra đề thi thường xuyên các năm hai không 2015-2018-2022. Yêu cầu của đề là liên hệ hình ảnh xuất hiện trong đoạn trích với hình ảnh chiếc thuyền đang chống chọi với sóng gió được miêu tả trong truyện để rút ra thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Đây là một câu hỏi không dễ, yêu cầu này những thí sinh khá giỏi sẽ có đất để dụng võ rồi bật lên được
“Trong một năm học mà bị ảnh hưởng không nhỏ bị dịch Covid-19, việc lựa chọn đề văn như thế này là ở mức độ an toàn cho một kỳ thi quan trọng phù hợp với mặt bằng chung của thí sinh cả nước”, thầy Đức Anh khẳng định.
Yến Hoa
Bình luận (0)