Trong tám bệnh gây tử vong hàng đầu trên thế giới là nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, các bệnh đường hô hấp dưới, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, HIV/AIDS, tiêu chảy, lao phổi, các bệnh ung thư đường hô hấp, thuốc lá góp phần trong sáu bệnh – trừ HIV / AIDS và tiêu chảy.
PGS.TS Lê Thị Tuyết Lan khám cho bé 4 tuổi mắc bệnh suyễn. Trong gia đình em có người hút thuốc lá (Ảnh chụp ngày 19-3-2009) -Ảnh: KIM SƠN |
Dự báo từ nay đến năm 2030 thuốc lá sẽ giết khoảng 175 triệu người. Tính đến cuối thế kỷ 21 thuốc lá sẽ giết 1 tỉ người, trong đó 2/3 thuộc các nước đang phát triển.
Công ước khung kiểm soát thuốc lá đòi hỏi nhiều điều, trong đó có biện pháp tăng thuế, tăng giá, để ngăn thanh thiếu niên mua thuốc. Trong khu vực ASEAN, nước chấp hành tốt nhất là Singapore, một gói thuốc lá Marlboro là 8,64 USD, thuốc nội địa rẻ nhất là 6, 66 USD. Trong khi đó tại VN Marlboro là 0,97 USD/gói, thuốc nội địa 0,14 USD. Chẳng những rẻ lại còn bán lẻ, trong khi biện pháp không cho bán lẻ là vô cùng quan trọng.
Biện pháp thứ hai là quy định không hút thuốc nơi công cộng. Các nước Singapore, Thái Lan và Brunei đã thực hiện tại năm khu vực: cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, phương tiện chuyên chở công cộng, nhà hàng, tất cả những nơi công cộng ở trong nhà và nơi làm việc. Tại VN mới được đánh giá ở ba nơi: cơ sở y tế, trường học, phương tiện chuyên chở công cộng .
Hình mạnh hơn chữ
Đứng thứ ba
Hội nghị thế giới “Thuốc lá hay sức khỏe” diễn ra từ 8 đến 12-3 tại Bombay, Ấn Độ. Tại đây, Liên minh kiểm soát thuốc lá Đông Nam Á (SEATCA) đã công bố tỉ lệ hút thuốc lá ở người lớn của từng quốc gia trong khu vực: cao nhất là Indonesia, kế đến là Philippines, Việt Nam đứng thứ ba… Mặc dù VN là một trong 60 quốc gia đầu tiên phê chuẩn công ước khung kiểm soát thuốc lá từ tháng 12 – 2004, song tỉ lệ nam hút thuốc lá là 56,1% và ở nữ là 1,8.
|
Biện pháp thứ ba: cấm quảng cáo, cấm tài trợ, cấm khuyến mãi thuốc lá. Nước làm tốt là Thái Lan, họ cấm quảng cáo trực tiếp và gián tiếp, kể cả ở các điểm bán lẻ. Hai nước hiện chưa cấm gì cả là Campuchia và Indonesia. VN ra lệnh cấm nhưng hiện tại các điểm bán lẻ còn quảng cáo.
Biện pháp thứ tư: có những cảnh báo về sức khỏe có hiệu quả. Theo quy định, 30 % mặt trước bao thuốc lá phải có hình ảnh (không phải là chữ) gây ung thư miệng, gây hoại thư chân, gây sẩy thai, bệnh lý răng miệng, ung thư phổi, ung thư khí quản như Brunei, Malaysia, Singapore và Thái Lan đã làm. VN hứa sẽ làm từ tháng 4 – 2008 nhưng dùng chữ chứ không có hình, trong khi hình ảnh gây ấn tượng mạnh cho người hút hơn nhiều.
Họ khuyến cáo thuế tăng ít nhất 65% vì tăng giá sẽ ngăn chặn trẻ hút, tiền tăng thuế sẽ đưa vào các chương trình hỗ trợ sức khỏe và chương trình phòng chống thuốc lá. Tuy nhiên, VN chỉ mới tăng thuế ở mức 45 % .
Nhiều người chuyển sang hút thuốc lá nhẹ, dịu vì cho rằng sẽ đỡ nguy hại hơn. Thực tế tác hại vẫn như nhau. Tổ chức Y tế thế giới đã yêu cầu bỏ từ thuốc lá dịu, nhẹ trên bao thuốc vì nó đánh lừa người ta tưởng là không nguy hại nên không bỏ thuốc.
Chữa tâm lý
Nếu nghiện nhẹ, chỉ cần tư vấn để họ thay đổi môi trường, thói quen. Còn nếu nghiện nicotin thật sự thì lúc đó phải điều trị bằng thuốc, nhưng hiện tại ở VN không có loại thuốc nào để điều trị nghiện thuốc lá nên chỉ điều trị tâm lý và hành vi. Cai nghiện “chay” không có thuốc đạt khoảng 20%. Ở nước ngoài có biện pháp rất hay là lập đường dây nóng để hỗ trợ, tư vấn, sắp xếp giúp bệnh nhân gặp bác sĩ cai nghiện và theo dõi tiếp để họ không tái nghiện.
Khi bỏ thuốc, khứu giác hồi phục nên ăn thấy ngon hơn, nhiều hơn, chuyển hóa cơ thể theo hướng có lợi hơn nên tăng cân. Tăng cân do ngưng thuốc lá không nguy hại bằng ung thư. Vả lại chúng ta hoàn toàn có khả năng kiểm soát cân nặng bằng chế độ ăn, hoạt động thể lực… Chỉ trong vòng vài giờ sau khi cai thuốc, một số tổn hại từ thuốc lá đã được đảo ngược. Nếu cai thuốc được một năm thì nguy cơ tắc động mạch vành, nhồi máu cơ tim sẽ giảm một nửa. Sau 5-15 năm cai thuốc nguy cơ tai biến mạch máu não sẽ bằng như người không hút thuốc. Sau cai 10 năm nguy cơ ung thư sẽ giảm đáng kể .
Đối với trẻ vị thành niên hút thuốc càng sớm tổn hại càng nặng và càng khó cai.
Theo PGS.TS Lê Thị Tuyết Lan (BV ĐH Y dược TP.HCM )
Kim Sơn / Tuổi Trẻ
Kim Sơn / Tuổi Trẻ
Bình luận (0)