Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Để nước là “dược phẩm” diệu kỳ

Tạp Chí Giáo Dục

Ông Masahiro Takeuchi, Giám đốc Viện Nghiên cứu nước giữa ĐH Tokyo và Tập đoàn OSG Nhật Bản giải thích cho người tiêu dùng về tác dụng của nước i-on kiềm

Thực trạng về chất lượng nguồn nước, chất lượng sản phẩm nước uống đóng bình (NUĐB) và những lợi ích từ nguồn nước ngon đúng nghĩa đã được các cán bộ vệ sinh an toàn thực phẩm, chuyên gia phân tích và đại diện các trường học trên địa bàn TP.HCM trao đổi tại hội thảo “Giới thiệu máy tạo nước i-on kiềm Alkaline và giải pháp đảm bảo sức khỏe từ nước uống” do Báo Giáo Dục và Công ty cổ phần Nước Hoàng Minh tổ chức.
Hiểu đúng về nước
Theo bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Phó chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Sở Y tế TP.HCM cho biết, hiện TP có khoảng hơn 160 cơ sở NUĐB. Người dân TP.HCM hiện đang sử dụng nguồn nước máy được xử lý từ nhà máy nước Thủ Đức. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người thuộc khu vực vùng ven như Cần Giờ, Củ Chi và một phần Q.12, H.Hóc Môn vẫn sử dụng nguồn nước ngầm từ dưới lòng đất. Các cơ sở NUĐB chủ yếu đóng ở các khu vực Hóc Môn, Q.12 vì nguồn nước ngầm nơi đây chỉ cần khai thác ở độ sâu từ 30-50m dưới lòng đất. Các cơ sở sản xuất NUĐB chủ yếu nhỏ lẻ, đi lên từ những hộ gia đình nên cơ sở sản xuất vẫn chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong số các mẫu xét nghiệm về nước từ các cơ sở sản xuất thì có đến 19% cơ sở không đạt yêu cầu do phát hiện có coliform (một loại vi khuẩn gây ra tiêu chảy và cũng là chỉ số xác định sự tinh khiết trong nhiều loại thực phẩm) và sắt, nhất là với những cơ sở NUĐB đóng tại khu vực có nhiễm phèn chua. Ngoài ra, lưu lượng clo tồn tại trong bình do quá trình ngâm, súc rửa tại một số cơ sở vẫn vượt quá mức độ cho phép của Bộ Y tế.
Chia sẻ với bà Huỳnh Mai, ông Masahiro Takeuchi, Giám đốc Viện Nghiên cứu nước giữa ĐH Tokyo và Tập đoàn OSG Nhật Bản cho biết, tiêu chí phấn đấu của một số nước hiện nay trên thế giới là hướng tới một nguồn nước tinh khiết (nước không có vi khuẩn và khoáng). Tuy nhiên, ông cho rằng, nước tinh khiết lại không được coi là nước ngon và có giá trị về mặt sức khỏe. Nước ngon phụ thuộc vào thành phần các chất hàm chứa trong nước. Vị ngon của nước được quyết định bởi sự cân đối giữa các thành phần: Khoáng chất, nguyên tố vi lượng, Cacbon điôxít và Hidro. Tuy nhiên, nếu thành phần của nước có chất hữu cơ, tạp chất khác hay các chất gây ảnh hưởng đến mùi của nước thì lúc đó nước sẽ không còn ngon nữa. Cụ thể: Khoáng chất bao gồm Canxi, kẽm, Natri, sắt, Kali, Mangan. Nếu nhiều khoáng chất quá sẽ khiến nước bị mặn, đắng và không ngon, ngược lại thì sẽ làm nhạt vị nước. 1 lít nước cần khoảng 100mg khoáng chất là vừa đủ độ ngon. Nguyên tố vi lượng chính là độ cứng của lượng Canxi và Magiê. Lượng Cacbon điôxít trong nước cũng không được quá nhiều vì sẽ khiến nước lăn tăn như khí soda. Lượng Hidro tan trong nước sẽ mang lại cảm giác thanh mát nên nước sẽ không còn ngon nếu thiếu đi nguyên tố này.
I-on kiềm, nước vì sức khỏe
Ngoài việc chỉ ra cho người tiêu dùng thấy được lợi ích của việc hấp thụ nguồn nước ngon, ông Masahiro Takeuchi cũng dành nhiều thời gian nói về nước i-on kiềm, một loại nước đang được người dân Nhật Bản ưa chuộng trong nhiều năm trở lại đây. “Nước i-on kiềm là nước có chứa các phân tử Hidro, có tính kiềm được tạo ra trong quá trình điện phân và nước được tạo ra từ các nhà máy tạo i-on kiềm. Loại nước này có xuất hiện trong thiên nhiên nhưng không nhiều, khác với i-on kiềm nguyên bản đã qua quá trình điện phân. I-on kiềm điện phân được kỳ vọng là giảm nhẹ các chứng đau dạ dày, ruột, khôi phục lại chức năng tiêu hóa và trong y học được coi là có hiệu quả với các bệnh tiểu đường, huyết áp cao, viêm da dị ứng. Tuy không thể khẳng định là nước khoáng có công hiệu chữa bệnh gì nhưng nó có khả năng khử ôxy trong việc ngăn ngừa ôxy hóa nhờ Hidro. Tỉ lệ hấp thụ cao nên rất có hiệu quả trong việc truyền khoáng. Nước này khá vừa miệng, không gây cảm giác chướng bụng và được coi là dễ uống nên được rất nhiều người dân Nhật Bản sử dụng”, ông khẳng định.
Ông Masahiro Takeuchi cũng cho biết, tỷ lệ thích hợp trong việc cân bằng ăn uống theo tính toán của các bác sĩ Nhật Bản là 3 kiềm: 1 axít. Trong trường hợp máu bị  axít hóa do ăn quá nhiều thực phẩm có axít (thịt, chất béo, tinh bột…) sẽ sinh ra các chứng bệnh cao huyết áp, xơ cứng động mạch, đứt mạch máu não, tim…, tế bào cơ thể bị lão hóa do axít cũng sẽ sinh các chứng bệnh phong thấp, đau dạ dày, gan, thận, bàng quang… Với tính kiềm như rau xanh, nước i-on kiềm sẽ có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa axít hóa và lão hóa do ăn nhiều thực phẩm chứa axít. “Ngày nay, điều được mọi người hướng đến là chế độ ăn uống, nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe và ngăn ngừa các loại bệnh tật. Nước chiếm từ 70-75 cơ thể người và có nhiều chức năng trong quá trình trao đổi chất, duy trì hoạt động cơ thể nên việc quan tâm đến nước là điều không thể không nghĩ đến. Hiện nay, chúng tôi đã chọn Công ty cổ phần Hoàng Minh là đối tác và nhà phân phối độc quyền các sản phẩm của Tập đoàn OSG, nhất là sản phẩm nước i-on kiềm với mong muốn được đóng góp vào tiến trình nâng cao sức khỏe người dân Việt Nam”, ông Masahiro Takeuchi nói.
Bài, ảnh: Linh Vy
Ông Võ Đăng Linh (Công ty cổ phần Nước Hoàng Minh) nói: “Với công nghệ được áp dụng từ Tập đoàn OSG, sản phẩm nước uống i-on kiềm với nhãn hiệu I-on Life không chỉ đảm bảo sạch, an toàn mà còn tốt cho sức khỏe người dùng. Chúng tôi tin, sản phẩm nước uống I-on Life sẽ được người tiêu dùng Việt Nam tin dùng và sử dụng rộng rãi trong thời gian tới”.
 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)