Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Đề phòng điện giật khi mưa ngập nước

Tạp Chí Giáo Dục

Mi đây, mt bnh nhi Bình Dương nhp vin trong tình trng nguy kch vì b đin git khi té vào vũng nưc b nhim đin lúc tri mưa. Nguyên nhân ca v vic là do b rò r đin gây nên.

Ngưi dân cn cn trng vi các thiết b đin trong gia đình, nhm tránh b đin git khi ngp nưc do mưa

Công ty Điện lực TP.HCM khuyến cáo, tình trạng rò rỉ điện khi mưa ngập nước là việc cần đề phòng, nhất là đối với những hộ gia đình thường bị ngập nước khi trời mưa lớn.

Thương vong vì đin rò r

Trường hợp của bé P. (1 tuổi, ngụ Bình Dương), được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2 trong tình trạng ngưng tim, hôn mê vì bị điện giật mới đây là một ví dụ. Sự việc xảy ra vào ngày 7-6, khi bé P. chơi ở vũng nước trước sân nhà, thì bị điện rò rỉ ở trụ điện gần đó gây giật khiến bé ngã xuống đất bất tỉnh, ngưng tim. Hoảng quá, mẹ bé vào kéo con ra cũng bị điện giật nhưng nhẹ hơn. Sau 30 phút được hồi sức tích cực tại Bệnh viện Bình Dương, P. có nhịp tim trở lại và được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2 vào trưa ngày 8-6. Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Văn Lộc (Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 2) xác nhận bé P. nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, tổn thương tim, tổn thương cơ vân nặng, phải thở máy, truyền thuốc vận mạch hỗ trợ tim, chống phù não và sử dụng kháng sinh liều cao. Bố của bệnh nhi P. thừa nhận sự cố khiến vợ và con anh bị điện giật là do trụ điện trước nhà bị rò rỉ. Tủ điện này do anh tự lắp đặt để thắp sáng con đường trước nhà.

Thực tế, những tai nạn liên quan đến điện giật vì nước nhiễm điện đã từng xảy ra ở nhiều nơi, gây thương vong cho nhiều người. Trong đó có vụ xảy ra ở Hà Nội vào tháng 8-2016, một nam công nhân kỹ thuật điện bị điện giật do cây đổ trong cơn bão số 3, khiến người này bị hôn mê sâu, tim ngừng đập. Không chỉ làm cho nạn nhân bị thương, điện rò rỉ khi mưa ngập nước còn khiến nhiều trường hợp tử vong do nước nhiễm điện. Tiêu biểu như vụ xảy ra vào tháng 9-2015, một học sinh ở Hải Phòng bị điện giật tử vong tại sân trường do mưa ngập khi điện rò rỉ từ sân cầu lông ra ngoài. Tương tự, trận mưa lớn vào sáng 13-7-2010 gây ngập nhiều tuyến đường Hà Nội cũng làm cho 3 người phụ nữ bị điện giật chết khi đang ở trong căn nhà ngập nước sâu.

Trong trưng hp phát hin ct đin b ngã đ hoc dây đin b đt rơi xung mt đưng, ao h, ngưi dân cn nhanh chóng lp rào chn an toàn và thông báo ngay cho Trung tâm Chăm sóc khách hàng ca Tng công ty Đin lc TP.HCM (s đin thoi 1900 54 54 54), hoc khi có tai nn đin xy ra, cn gi đến s 114 (Cnh sát PCCC – Cu nn, cu h TP) đ đưc hưng dn và h tr kp thi.

Theo khuyến cáo của bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Minh Tiến (Bệnh viện Nhi đồng thành phố), điện giật là một trong những tai nạn sinh hoạt thường gặp. Khi dòng điện khi đi qua cơ thể làm cho nạn nhân bị chóng mặt, khó thở, thậm chí tim ngưng đập, gây những vết phỏng da ở nơi tiếp xúc. Bên cạnh đó, dòng điện xoay chiều còn làm co cơ, khiến nạn nhân bị dính chặt không thể thoát ra khỏi nguồn điện. Bác sĩ Tiến lưu ý, điện dùng trong các hộ gia đình hoặc điện sinh hoạt thường là 110-220 volt. Nguyên nhân bị điện giật là do công tắc điện bị hỏng, ướt nước, dây điện tróc vỏ bọc, chỗ nối bị bong tróc, rò rỉ điện làm cho nước nhiễm điện khi nước ngập… Do đó, khi phát hiện có người bị điện giật, những người xung quanh cần nhanh chóng cắt nguồn điện ngay bằng cách tắt công tắc, ngắt cầu dao điện hoặc rút phích cắm điện. Nếu không với tới được dây điện, công tắc thì nên đứng trên vật khô cách điện như hộp gỗ, tấm cao su hay nhựa, dùng cây hay cán chổi, chiếc ghế đẩu đẩy tay chân nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Tuyệt đối không được sờ vào nạn nhân nếu nạn nhân chưa tách khỏi nguồn điện để tránh trở thành nạn nhân tiếp theo. Sau khi đã ngắt điện, nếu thấy nạn nhân bất tỉnh, thì cần lập tức kiểm tra nhịp thở, mạch đập và cấp cứu ấn tim thổi ngạt. Nếu nạn nhân gần như bình thường, không bị thương tích, chỉ cần để nạn nhân nghỉ ngơi. Sau khi sơ cứu, người nhà cần đưa nạn nhân tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Phòng nga đin git khi ngp nưc

Để phòng tránh các tai nạn điện có thể xảy ra trong mùa mưa, ông Phạm Quốc Bảo (Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP.HCM) khuyến cáo khách hàng sử dụng điện và người dân ở các hộ gia đình khi mưa bão, ngập lụt không nên đứng trú mưa tại chân cột điện, dưới mái hiên trạm biến áp; không chạm trực tiếp vào cột điện, dây nối đất, dây chằng cột điện, thùng điện kế, thùng cầu dao; không tự ý sửa chữa đường dây, thiết bị điện ngoài trời; nên cắt nguồn điện cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện lắp đặt ngoài trời (bảng hiệu, bảng quảng cáo…) khi mưa to, gió lớn. Tuyệt đối không sử dụng công trình điện (trụ điện, tủ điện, trạm điện…) để định vị các phương tiện, vật dụng, công trình dân sinh (mái che mưa, căng dây lều bạt, làm hàng quán…) hoặc neo đậu ghe thuyền.

Trong trường hợp bị ngập nước trong nhà, hoặc sàn nhà bị ướt nước do dột mái, ông Bảo lưu ý, người dân cần lập tức ngắt nguồn điện (cầu dao, CB) nhằm tránh tình trạng nước bị nhiễm điện gây nguy hiểm đến tính mạng.

Bích Vân

 

Bình luận (0)