Giai đoạn đầu, bệnh mạch vành thường không có triệu chứng. Có một số trường hợp đặc biệt, bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim nhưng không đau ngực
Bệnh mạch vành hay còn gọi là bệnh động mạch vành (hoặc thiếu máu cơ tim, suy vành, thiểu năng vành) là một trong các bệnh lý tim mạch thường gặp nhất và cũng thường gây ra tử vong nhiều nhất hiện nay. Thường gặp nhất là tình trạng xơ vữa động mạch tạo ra các mảng xơ vữa lắng đọng trên thành các động mạch, làm hẹp lòng mạch máu. Các mạch máu bị hẹp sẽ không cung cấp đủ máu nuôi cho nhu cầu tiêu thụ của tim, nhất là khi tim phải hoạt động nhiều.
Phẫu thuật tim cho bệnh nhân mắc bệnh mạch vành. Ảnh: N.PHƯƠNG
Diễn tiến âm thầm
Vì các mảng xơ vữa hình thành và phát triển qua nhiều năm nên bệnh mạch vành có thể cũng sẽ diễn tiến âm thầm qua nhiều năm cho đến khi các chỗ hẹp trở nên quá nặng hoặc khi có biến chứng làm tắc mạch vành thì bệnh nhân mới phát hiện. Quá trình hình thành mảng xơ vữa mạch vành hay xơ vữa động mạch nói chung thay đổi tùy người và có một số yếu tố nguy cơ làm quá trình xơ vữa này xuất hiện nhanh hơn.
Càng lớn tuổi thì càng bị xơ vữa động mạch nhiều hơn. Nam giới thường dễ bị xơ vữa động mạch hơn nữ giới. Ngoài ra, còn có các yếu tố nguy cơ khác như tiền sử gia đình mắc bệnh tim, hút thuốc lá, tăng huyết áp, tăng mỡ máu, tiểu đuờng, béo phì, ít hoạt động thể lực, tình trạng căng thẳng nhiều.
Các triệu chứng của bệnh mạch vành thường là cơn đau thắt ngực. Bệnh nhân thường cảm thấy đau, nặng tức ngực hoặc cảm giác bóp nghẹt vùng trước ngực, có thể lan lên cổ, hàm và lan ra cánh tay trái. Cơn đau thường xuất hiện khi bệnh nhân đang gắng sức thể lực hoặc đang bị xúc động. Cơn đau thắt ngực thường kéo dài khoảng vài phút và giảm bớt khi bệnh nhân nghỉ ngơi hoặc dùng các thuốc dãn mạch vành.
Vì các mảng xơ vữa hình thành và phát triển qua nhiều năm nên bệnh mạch vành có thể cũng sẽ diễn tiến âm thầm qua nhiều năm cho đến khi các chỗ hẹp trở nên quá nặng hoặc khi có biến chứng làm tắc mạch vành thì bệnh nhân mới phát hiện. Quá trình hình thành mảng xơ vữa mạch vành hay xơ vữa động mạch nói chung thay đổi tùy người và có một số yếu tố nguy cơ làm quá trình xơ vữa này xuất hiện nhanh hơn.
Càng lớn tuổi thì càng bị xơ vữa động mạch nhiều hơn. Nam giới thường dễ bị xơ vữa động mạch hơn nữ giới. Ngoài ra, còn có các yếu tố nguy cơ khác như tiền sử gia đình mắc bệnh tim, hút thuốc lá, tăng huyết áp, tăng mỡ máu, tiểu đuờng, béo phì, ít hoạt động thể lực, tình trạng căng thẳng nhiều.
Các triệu chứng của bệnh mạch vành thường là cơn đau thắt ngực. Bệnh nhân thường cảm thấy đau, nặng tức ngực hoặc cảm giác bóp nghẹt vùng trước ngực, có thể lan lên cổ, hàm và lan ra cánh tay trái. Cơn đau thường xuất hiện khi bệnh nhân đang gắng sức thể lực hoặc đang bị xúc động. Cơn đau thắt ngực thường kéo dài khoảng vài phút và giảm bớt khi bệnh nhân nghỉ ngơi hoặc dùng các thuốc dãn mạch vành.
Trong trường hợp bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim thì cơn đau thắt ngực thường có tính chất nặng nề và dữ dội hơn, thường kéo dài hơn 20-30 phút, kèm theo khó thở, vã mồ hôi, buồn nôn… Tuy nhiên, tính chất và mức độ đau ngực cũng thay đổi tùy người và tùy bệnh trạng. Cũng có một số trường hợp đặc biệt, bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim nhưng không đau ngực. Nếu không điều trị thì bệnh mạch vành có thể gây ra các cơn đau thắt ngực, gây suy tim, loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, đột tử.
Ngăn chặn bệnh khi còn sớm
Việc chẩn đoán chắc chắn bệnh mạch vành thường được thực hiện bằng chụp hình hệ động mạch vành qua ống thông. Khi xác nhận bệnh nhân bị bệnh mạch vành mãn tính, bác sĩ thường bắt đầu bằng điều trị thuốc. Ngoài điều trị bằng thuốc, người ta còn có thể nong mạch vành hoặc mổ bắc cầu mạch vành, thường sử dụng khi hệ thống mạch vành có những chỗ hẹp nặng hơn 70% đường kính.
Các can thiệp này rất cần thiết khi bệnh nhân bị hội chứng mạch vành cấp, nghĩa là khi bệnh nhân bị đe dọa sắp vào nhồi máu cơ tim, hoặc vừa mới nhồi máu cơ tim cấp.
Quan trọng hơn hết đó là phòng bệnh. Việc phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm bệnh mạch vành cần phải được lưu tâm thực hiện, nhất là ở những bệnh nhân có nguy cơ cao dễ mắc phải bệnh này. Lưu ý, khi mắc các bệnh lý khác như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh nhân cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt việc điều trị để có thể kiểm soát tốt huyết áp và đường máu.
Vì giai đoạn đầu của bệnh mạch vành thường không có triệu chứng, do đó nếu ai nằm ở nhóm nhiều yếu tố nguy cơ thì nên đi kiểm tra sức khỏe tim mạch thường xuyên, ít nhất mỗi năm một lần. Thay đổi lối sống cũng giúp chúng ta loại bỏ bớt các yếu tố nguy cơ như giảm và ngưng hút thuốc lá, vận động thể lực đều đặn, giảm và tránh stress, giảm cân nếu bị thừa cân.
Ngăn chặn bệnh khi còn sớm
Việc chẩn đoán chắc chắn bệnh mạch vành thường được thực hiện bằng chụp hình hệ động mạch vành qua ống thông. Khi xác nhận bệnh nhân bị bệnh mạch vành mãn tính, bác sĩ thường bắt đầu bằng điều trị thuốc. Ngoài điều trị bằng thuốc, người ta còn có thể nong mạch vành hoặc mổ bắc cầu mạch vành, thường sử dụng khi hệ thống mạch vành có những chỗ hẹp nặng hơn 70% đường kính.
Các can thiệp này rất cần thiết khi bệnh nhân bị hội chứng mạch vành cấp, nghĩa là khi bệnh nhân bị đe dọa sắp vào nhồi máu cơ tim, hoặc vừa mới nhồi máu cơ tim cấp.
Quan trọng hơn hết đó là phòng bệnh. Việc phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm bệnh mạch vành cần phải được lưu tâm thực hiện, nhất là ở những bệnh nhân có nguy cơ cao dễ mắc phải bệnh này. Lưu ý, khi mắc các bệnh lý khác như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh nhân cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt việc điều trị để có thể kiểm soát tốt huyết áp và đường máu.
Vì giai đoạn đầu của bệnh mạch vành thường không có triệu chứng, do đó nếu ai nằm ở nhóm nhiều yếu tố nguy cơ thì nên đi kiểm tra sức khỏe tim mạch thường xuyên, ít nhất mỗi năm một lần. Thay đổi lối sống cũng giúp chúng ta loại bỏ bớt các yếu tố nguy cơ như giảm và ngưng hút thuốc lá, vận động thể lực đều đặn, giảm và tránh stress, giảm cân nếu bị thừa cân.
Phòng những mảng xơ vữa bằng dinh dưỡng
Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch Hoa Kỳ, những người chưa bị bệnh mạch vành nên ăn ít nhất 2 bữa cá biển mỗi tuần (cung cấp khoảng 500 mg DHA và EPA mỗi ngày).
Những người đã bị bệnh mạch vành thì dùng khoảng 1.000 mg DHA và EPA mỗi ngày bằng cách ăn cá biển hoặc uống viên dầu cá Omega-3. Axít béo không no Omega-3 gồm DHA và EPA có trong cá, đặc biệt là các loại cá biển (cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích, cá mòi…). Ngoài ra, nên kiêng ăn các chất béo nhiều cholesterol bão hòa như thịt mỡ, da động vật và hạn chế các đồ ăn có chứa nhiều cholesterol như trứng gia cầm, tim, gan động vật, bơ, kem, sô-cô-la. Tăng số ngày ăn cá, đậu trong tuần, dùng dầu thực vật để chế biến thức ăn… |
Theo NLĐ
Bình luận (0)