Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Để phụ huynh không “phàn nàn” khi con học trực tuyến

Tạp Chí Giáo Dục

Hin nay, S GD-ĐT TP.HCM hưng dn các trưng xây dng hc liu s, dy hc qua h thng LMS, hình thc giao bài tp v nhà cho hc sinh qua h thng LMS đưc xem là mt trong nhng bưc đi ca chuyn đi s đưc nhiu trưng áp dng. Tuy nhiên, nhiu trưng, ph huynh phn ng vic hc sinh s dng đin thoi di đng, thiết b thông minh đ hc…


Cán b qun lý mi nhà trưng phi vào cuc đ không to áp lc cho hc sinh khi hc trc tuyến

Giao nhim v hc tp cho hc sinh

Ông Lê Duy Tân – Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD-ĐT TP.HCM cho hay, khác với trước đây, hiện nay Chương trình GDPT 2018 thay đổi cách tiếp cận phát triển phẩm chất năng lực người học, năng lực người học chỉ hình thành qua quá trình. Do vậy, nếu trường học không thay đổi căn bản, toàn diện, đặc biệt là việc tổ chức dạy học thì rất khó…

Để làm được việc phát triển phẩm chất năng lực học sinh theo Chương trình GDPT 2018 thì trường xác định việc học sinh phải dành thời gian học, nghiên cứu, thực hành qua quá trình học. Song nếu chỉ giao nhiệm vụ theo kiểu sử dụng hệ thống LMS thì chưa đạt hiệu quả. Nếu chúng ta làm theo kiểu cũ, với phương thức mới, hệ thống học tập mới mà thiếu tính mục đích, không giúp học sinh tham gia vào hoạt động học tập, thực hiện nhiệm vụ học tập thông qua thực hành thì chắc chắn sẽ nhận phản ứng ngược từ học sinh, phụ huynh.

“Nhà trường cần phải phân biệt rằng không phải giao bài tập về nhà cho học sinh mà là giao nhiệm vụ học tập cho học sinh. Hệ thống quản lý học tập là một phương thức để giáo viên phát triển các năng lực cốt lõi cho học sinh, như đọc, hiểu, nghiên cứu, thực hành. Làm sao khi giao nhiệm vụ học tập trên hệ thống LMS thì phải có sự tham gia của phụ huynh học sinh. Còn nếu nhà trường chỉ làm theo kiểu đưa lên hệ thống khoảng 20 bài tập mỗi ngày, cộng với số môn học trong một buổi là 5 tiết thì chưa đúng” – ông Tân nhấn mạnh.

Theo ThS. Nguyễn Thị Tú – Hiệu trưởng Trường Trung học Thực hành, ĐH Sư phạm TP.HCM, với Chương trình GDPT 2018 không có khái niệm “trả bài”, do vậy trường vẫn đang thực hiện việc giao nhiệm vụ học tập cho học sinh trên các hệ thống LMS. Việc giao nhiệm vụ này được phụ huynh đồng hành.

“Điều quan trọng nhất vẫn là làm sao để giáo viên hiểu và nhận thức đúng đắn thế nào là chuyển đổi số, thế nào là sử dụng và ứng dụng CNTT trong nhà trường… Bởi tất cả nội hàm của các thuật ngữ này là khác nhau. Do vậy, để xã hội cũng như phụ huynh học sinh hiểu đúng về chuyển đổi số thì luôn cần bắt nguồn từ chất lượng của giáo viên, nhận thức đúng đắn về chuyển đổi số” – cô Tú nêu rõ.

Không to áp lc cho hc sinh

Cô Hoàng Thị Diễm Trang – Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Đinh Thiện Lý cho biết, thực hiện chuyển đổi số nhà trường sử dụng hệ thống Canvas, phụ huynh theo dõi được tiến trình của con mình, hiểu được nhà trường đang yêu cầu con mình làm những nhiệm vụ học tập gì. Khi biết rõ thì phụ huynh an tâm. Cạnh đó, trường thông tin tường minh đến phụ huynh trong việc đánh giá, nhận xét, điểm số về kỹ năng, phẩm chất mà học sinh đã thực hiện được sau khi hoàn thiện một nhiệm vụ học tập nào đó.


Vic giao nhim v v nhà cho hc sinh phi có mc đích, có s đng hành ca ph huynh

Tuy nhiên, cô Diễm Trang thẳng thắn, bấy nhiêu là chưa đủ để giảm thiểu lo lắng của phụ huynh về trường học số. Nhiều phụ huynh vẫn than thở rằng: Trời ơi, học ở trường chưa đủ hay sao mà giờ còn tăng thêm giờ học ở nhà nữa. Từ đó, nhà trường có bộ phận quản lý chuyên môn, với mỗi lớp thì phải biết được trong cùng một thời điểm thì lớp đó đăng ký bao nhiêu dự án, ở môn gì, lớp nào, liên môn hay không, có bài tập hay không, bài tập lớn như thế nào. Phải có quy định là một thời điểm thì một học sinh/lớp các em có thể làm tối đa bao nhiêu nhiệm vụ học tập lớn.

“Điều này thì đòi hỏi tầm quản lý phải vào cuộc, để tránh tình trạng thầy cô nào cũng tâm huyết bộ môn của mình, đều muốn trao cho học trò mình nhiều cơ hội học tập nhưng sức học của học sinh có hạn, thời gian cũng có hạn. Cạnh đó, ở góc độ quản lý thì ngay cả kế hoạch kiểm tra đánh giá cho dù bằng hình thức nào thì giáo viên đều phải đăng ký. Nhà trường nhìn trên hệ thống để biết rằng trong một tuần có bao nhiêu bài đánh giá, theo kiểu gì để không quá tải cho học sinh. Thông tin tiếp nhận phản hồi từ học sinh và phụ huynh cũng cực kỳ quan trọng, để xem là thầy cô đã thực sự cùng thực hiện quan điểm mà nhà trường đưa ra hay là do quá nhiệt tình, quá sốt ruột với học trò mà vô tình “lợi bất cập hại” cho các em” – cô Hoàng Thị Diễm Trang nêu rõ.

Hiệu trưởng này nhận định, khi Chương trình GDPT 2018 triển khai, nhà trường càng có thêm hành lang pháp lý để hoạt động đánh giá kiểm tra không chỉ xoay quanh việc giải bài tập. Tại trường không có tình trạng giao nhiệm vụ về nhà mà đây chỉ là một trong những hình thức giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh…

Khương Yến

Bình luận (0)