Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Đề tài nông thôn, hướng đi đặc sắc của Tô Hoài

Tạp Chí Giáo Dục

Nông thôn là đ tài quen thuc trong văn hc Vit Nam t văn hc dân gian đến văn hc hin đi. Nó như mt si ch đ xuyên sut trong tiến trình phát trin ca văn hc Vit Nam. Đ tài này đã ghi du n ca nhiu tác gi và tác phm có giá tr. Tô Hoài đến vi đ tài nông thôn khi trên din đàn văn hc đã có nhiu nhà văn thành công như Ngô Tt T, Nguyn Công Hoan…

Nhà văn Tô Hoài cùng nhng tác phm ca ông

Viết về một vấn đề không có gì mới nhưng Tô Hoài lại tìm cho mình một hướng đi riêng, nông thôn trong tác phẩm của ông như GS. Phong Lê nhận định: “Câu chuyện đời mang dấu ấn riêng của Tô Hoài, là chất văn và giọng văn riêng của Tô Hoài. Để có thể nhận diện Tô Hoài trong phân biệt và so sánh với cây bút khác”. Bức tranh nông thôn trong văn học trước Cách mạng tháng Tám chủ yếu hướng tới phản ánh số phận bất hạnh của những con người nhỏ bé trong xã hội, nhà văn ít quan tâm đến việc miêu tả phong cảnh nông thôn. Ngô Tất Tố có nhắc tới hình ảnh đặc trưng làng quê như đình làng, hay hình ảnh thơ mộng của vườn chuối nơi Chí Phèo gặp Thị Nở trong truyện Chí Phèo của Nam Cao, nhưng đó chỉ là nơi đánh dấu địa điểm diễn ra sự việc chứ không phải miêu tả phong cảnh.

1. Viết về nông thôn, Tô Hoài không chỉ hướng tới những người nghèo trong xã hội mà nhà văn còn đưa người đọc đến với bức tranh phong cảnh nông thôn gần gũi, quen thuộc. Ngôi làng trong tiểu thuyết Quê nhà được nhà văn miêu tả cụ thể với những hình ảnh đặc trưng của nông thôn. Con đường vào làng đi qua cánh đồng, đầu đồng, chân đê, dưới bóng một cây đề, cây trôi tán lá tròn xoe. Vào đầu làng: “Cây đa cổ quái. Những vè rễ xù xì vắt ngang vin hai gốc cây to thành một, bành ra những tảng rễ cao lởm chởm”. Bao quanh ngôi làng là lũy tre xanh. Vào trong làng là hình ảnh của ngôi nhà nhỏ năm gian, bên cạnh chuồng trâu, một ao chuôm nhỏ bên cạnh gốc khế có chiếc cầu. Không gian làng trở nên cổ kính với ngôi miếu cổ trong Chuyện đầm sen đền Đồng Cổ. Có lúc lại thơ mộng lãng mạn, tác giả đưa người đọc vào không gian thanh bình, yên ả của một buổi chiều quê: “Vào những buổi chiều, những đàn cò trắng bay lên trắng xóa. Những khoanh tre rì rào lá gió lả lướt. Đến ngày hanh hao, vườn chuối chỉ thấy phờ phạc, xờ xạc vàng mượt, lũy tre vẫn xanh đen”. Bức tranh phong cảnh trong tác phẩm Tô Hoài đã tạo nên dấu ấn đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc bộ.

Đọc truyện Tô Hoài trước hay sau Cách mạng tháng Tám đều nhất quán quan điểm xây dựng “con người đời thường chứ không tầm thường”. Vì thế nhà văn ít nói đến mâu thuẫn gay gắt trong xã hội giữa nông dân và địa chủ. Tô Hoài chủ yếu phản ánh mâu thuẫn hàng ngày trong gia đình, làng xóm giữa vợ chồng, cha con, mẹ con, những người hàng xóm với nhau. Sau Cách mạng tháng Tám, viết về cuộc kháng chiến, truyện Tô Hoài không mang âm hưởng sử thi hùng tráng mà vẫn những câu chuyện trong gia đình, làng xóm, câu chuyện sinh hoạt đời thường của người dân quê nhưng vẫn thể hiện được hình ảnh con người trong thời đại mới: yêu nước, đấu tranh làm chủ cuộc đời. Đặt nhân vật trong môi trường sinh hoạt đời thường, nhà văn Tô Hoài đã tạo nên nét riêng về nhân vật trong tác phẩm của ông. Họ là những người nông dân có nhiều nét đẹp đáng ngợi ca nhưng cũng có những thói tật cần phê phán.

2. Đề tài nông thôn trong truyện của Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, đối tượng hướng tới chủ yếu là những người nông dân nghèo ở vùng quê xa tỉnh, xa phủ, quanh năm chỉ gắn bó với ruộng đồng. Tô Hoài viết về vùng quê ven đô, gần kề với Kẻ Chợ (Hà Nội ngày nay), sống bằng nghề canh cửi. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào nghề dệt lĩnh. Khi nghề dệt thịnh hành, đời sống no đủ nhưng khi hàng ế, nghề dệt phải dừng lại, thợ thất nghiệp. Cuộc sống người dân khổ cực, bế tắc, nhiều mảnh đời rơi vào bước đường cùng. Nông thôn trong tác phẩm Tô Hoài là làng nghề, cả một vùng quê cùng sống chung nghề dệt lĩnh và khi khó khăn thì không phải một vài người mà cả một vùng quê cùng phải chịu như nhau. Vì thế, Tô Hoài không xây dựng những nhân vật cùng đinh, điển hình như trong truyện của Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan…

Tô Hoài (1920-2014)  sinh ra trong mt gia đình th th công nghèo  làng Nghĩa Đô, ph Hoài Đc, tnh Hà Đông (nay là phưng Nghĩa Đô, qun Cu Giy, Hà Ni). Nhà văn thành công  nhiu đ tài nhưng viết v nông thôn – vùng ngoi thành Hà Ni – đã đ li nhiu dn trong s nghip văn hc ca ông. Trong nhng trang văn viết v nông thôn, cm hng phong tc đưc nhà văn th hin rt chân thc và sinh đng.

Hiện thực nông thôn trong tác phẩm của nhà văn trong trào lưu Văn học hiện thực phê phán là những mảnh đời lầm than khổ cực của người nông dân và ách áp bức thống trị của địa chủ phong kiến. Ngô Tất Tố đã xây dựng hình ảnh cuộc sống làng quê ngột ngạt bởi sưu cao thuế nặng, hủ tục lạc hậu; Nam Cao lại hướng đến nỗi đau của người nông dân bị bần cùng hóa, hủy hoại về nhân cách. Nhiều tấm thảm kịch diễn ra ở làng quê, trong gia đình. Nhà văn Tô Hoài lại mang đến bức tranh nông thôn nhẹ nhàng hơn. Ông không quá thiên về miêu tả sắc thái khổ đau hay niềm vui của người nông dân. Trang văn Tô Hoài có những nỗi đau bất hạnh của đói nghèo, hủ tục lạc hậu, áp bức bất công nhưng tác giả cũng không bỏ qua những niềm vui nhỏ trong cuộc sống. Dù còn nhiều khổ cực, họ vẫn có tình yêu đẹp, những đêm hò hẹn thơ mộng, những đêm trăng sáng trai gái ngồi trò chuyện, tình làng nghĩa xóm luôn được vun đắp, thương yêu sẻ chia khó khăn cùng nhau.

3. Trong những trang văn viết về nông thôn, phong tục được nhà văn thể hiện rất phong phú và sinh động. PGS. Trần Hữu Tá đã nhận định: “Tô Hoài có nhãn quan phong tục đặc biệt nhạy bén và sắc sảo”. Đọc truyện Tô Hoài, người đọc hiểu biết thêm về những nét đẹp phong tục trong đời sống nhân dân, tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc. Không chỉ viết về những phong tục đẹp trở thành thuần phong mỹ tục, nhà văn còn viết nhiều về những hủ tục lạc hậu đè nặng lên đời sống của người dân. Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945, có nhiều cây bút viết về phong tục như Ngô Tất Tố, Kim Lân, Bùi Hiển… nhưng Tô Hoài được đánh giá là nhà văn viết về phong tục nhiều nhất. Nếu như Ngô Tất Tố, Bùi Hiển chủ yếu nói đến những hủ tục nặng nề trong đời sống nhân dân thì Tô Hoài làm sống lại phong tục đẹp trong sinh hoạt của họ. Nó là chất men tạo nên sức hấp dẫn trong sáng tác của ông. Nhà văn Kim Lân cũng viết về những phong tục đẹp như đấu võ, chọi gà, đánh vật, thả chim. Đó là những thú chơi tao nhã, phong lưu của những người có tâm hồn nghệ sĩ ở làng quê. Tô Hoài lại đi tìm nét đẹp phong tục trong sinh hoạt đời thường giản dị của người dân. Tục nhuộm răng của người phụ nữ xưa, tục ăn trầu thể hiện tình nghĩa trong giao tiếp, tục làm giỗ, đám cưới… Đặc biệt nhất là phong tục lễ hội vào mùa xuân. Đây không phải là thú chơi của một số người mà là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian của cả cộng đồng, thể hiện nhu cầu và khát vọng của người dân, khẳng định tính cố kết của cộng đồng, nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Với tình yêu, sự gắn bó và vốn hiểu biết sâu sắc về quê hương, nhà văn Tô Hoài đã tạo nên bức tranh nông thôn Việt Nam quen mà lạ. Đó là sức hấp dẫn lôi cuốn của tác phẩm Tô Hoài với bạn đọc về một đề tài quen thuộc trong văn học Việt Nam. Với những thành công về đề tài nông thôn, Tô Hoài xứng đáng là nhà văn tiêu biểu của làng quê nước Việt.

Phan Th Nhung
(Trưng D b ĐH dân tc TW Nha Trang)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)