Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Đề tham khảo quen thuộc không có nghĩa dễ đạt điểm cao!

Tạp Chí Giáo Dục

B GD-ĐT đã công b đ thi minh ha cho k thi tt nghip THPT năm nay. Vi môn văn – môn t lun duy nht ca k thi, tuy cu trúc đ rt quen thuc, song điu này không đng nghĩa vi vic thí sinh d dàng đt đim cao. Vy, thí sinh cn lưu ý gì đ ôn tp đúng trng tâm và làm bài đt đim tt nht?


Theo tác gi, bài thi mun có đim cao cn có các yếu t như tính sáng t ch biết liên h so sánh, dùng kiến thc lý lun văn hc; kh năng din đt như biu cm, dùng t, đt câu… (nh minh ha). Ảnh: TL

Đ thi quen thuc như các năm trưc

So với đề thi tham khảo và chính thức của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 và 2023, đề thi minh họa lần này cơ bản giống với các kỳ thi trước về thời gian, cấu trúc, số câu hỏi, thang điểm… Tất cả các lần trước, phần đọc hiểu đề cho một đoạn trích là thơ. Điều này đòi hỏi học sinh nắm chắc kỹ năng đọc hiểu văn bản thơ; nắm chắc đặc trưng thể loại của văn bản trữ tình; ý nghĩa hình tượng thơ (trong câu, đoạn, văn bản); nhận biết và nêu được tác dụng của các phép tu từ; ý nghĩa thời sự của văn bản thơ với cuộc sống…

Thông thường trong đề thi, để đảm bảo sự hài hòa về thể loại và đánh giá toàn diện khả năng cảm thụ của học sinh, nên câu đọc hiểu là văn bản thơ thì phần nghị luận văn học là một đoạn trích văn xuôi, kịch. Đề thi các năm qua đã cho thấy điều đó. Như vậy, ở phần nghị luận văn học, thí sinh cần có kỹ năng phân tích một đoạn trích văn xuôi (hoặc kịch), kỹ năng này chúng tôi đã chia sẻ trên Tạp chí Giáo dục TP.HCM số báo trước đây. Nắm chắc cách yêu cầu này sẽ giúp thí sinh dễ dàng hệ thống tác phẩm theo nhóm thể loại để ôn tập. Theo đó, ở lớp 12, trọng tâm học kỳ I là thơ và tùy bút, bút ký. Trọng tâm của học kỳ II là các tác phẩm truyện ngắn và kịch. Đề thi phân thành 2 dạng yêu cầu: Phân tích/cảm nhận một đoạn thơ; hoặc phân tích/cảm nhận về một đoạn trích văn xuôi, kịch.

Với tất cả các tác phẩm trong chương trình lớp 12, những thể loại nói trên, đề không thể yêu cầu một khía cạnh quá rộng, hoặc xuyên suốt tác phẩm được, vì sẽ quá sức với thí sinh và thời gian có hạn (120 phút). Để phù hợp, xu hướng đề những năm gần đây thường yêu cầu giới hạn ở một phần tác phẩm, một đoạn trích, một vài chi tiết… Dù vậy, thí sinh cũng cần nắm chắc nội dung và nghệ thuật của toàn bộ tác phẩm để làm bài. Chú ý trong cách yêu cầu câu nghị luận văn học có 2 vế. Vế đầu là yêu cầu cơ bản, vế sau khó hơn, giúp phân loại thí sinh. Ví dụ, cách yêu cầu “Phân tích tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên (…), từ đó, nhận xét tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân được thể hiện trong đoạn trích”. Thí sinh phải nắm thật chắc giá trị (hiện thực, nhân đạo, nghệ thuật) của tác phẩm mới làm tốt phần vế sau này.

“Bí kíp” làm bài đ đt đim cao theo đ minh ha 2024

Với phần đọc hiểu, chẳng hạn ở câu 1 (xác định thể thơ), các năm gần đây đề đều cho những đoạn trích thuộc thể thơ tự do. Tuy nhiên, với câu hỏi đơn giản này, nếu thí sinh không chịu tìm hiểu, hoặc máy móc ghi đáp án (thể thơ tự do) sẽ mất điểm, nếu đề cho văn bản là thể thơ khác. Đây là thực tế bài làm của thí sinh trước đây, giám khảo thấy nhiều thí sinh xác định sai thể thơ vì chủ quan rập khuôn, hoặc thiếu kiến thức về thể thơ. Kinh nghiệm về cách trả lời thể thơ là đếm số từ trong mỗi câu thơ từ đầu văn bản cho đến hết để xác định. Nếu cùng một số từ (4, 5, 6, 7, 8 chữ) thì xác định thể thơ theo số chữ ấy. Nếu các câu dài ngắn khác nhau thì là thể thơ tự do. Nếu có nhiều đoạn với nhiều số chữ cố định là thơ hỗn hợp. Ngoài ra, có thể thơ lục bát (6/8 chữ) cũng rất quen thuộc…

Câu 2 phần đọc hiểu là câu hỏi về biện pháp tu từ. Dạng câu hỏi này thường yêu cầu xác định (gọi tên, chỉ ra) và nêu tác dụng, tức thuộc câu hỏi thông hiểu. Nhưng ở đây, chỉ yêu cầu ở mức độ nhận biết (chỉ ra biện pháp tu từ). Vì vậy, thí sinh không cần nêu tác dụng, vì dư thừa, mất thời gian. Tuy nhiên, khi trả lời cần đầy đủ 2 vế (gọi tên phép tu từ gì, chỉ ra ở đâu). Nếu mất vế sau, sẽ bị trừ nửa số điểm. Theo đoạn thơ, có 2 phép tu từ, gồm so sánh (“bay” được so sánh với “như chưa biết mình từ nước”) và phép điệp (từ chưa, ngữ chưa từng). Do đề không có giới hạn yêu cầu (chỉ ra 1 phép tu từ), nên để cho an toàn, ngữ liệu có bao nhiêu phép tu từ thì thí sinh nên nêu ra hết để khỏi mất điểm.

Câu 3 phần đọc hiểu (nêu nội dung 4 câu thơ) cũng không dễ đạt trọn điểm. Thực tế chấm thi các năm trước cho thấy, cách thí sinh trả lời câu hỏi này khá đa dạng, hầu hết không sát với yêu cầu đáp án chấm, do cách hiểu khác nhau. Vì vậy, cách hiệu quả nhất là thí sinh bám sát ngữ nghĩa của đoạn thơ, hiểu ý nghĩa cụ thể và nghĩa hàm ý nếu có. Đặt đoạn ngữ liệu trong tổng thể văn bản của đề để không bị hiểu sai. Với đề minh họa, gợi ý câu trả lời là: Những dòng thơ cho thấy sự hóa thân, hòa mình của những đám mây trong nhiều trạng thái tồn tại (0,5 điểm). Bên cạnh đó cũng cho thấy sự tuần hoàn vô tận của vũ trụ, thiên nhiên… (0,5 điểm).

Câu 4 phần đọc hiểu có cấu trúc tương tự đề thi chính thức năm 2023: Từ suy ngẫm của tác giả qua đoạn trích, thí sinh rút ra bài học về lẽ sống cho bản thân. Với yêu cầu đáp án chấm của đề thi năm 2023, thí sinh cũng cần có 2 thao tác cho câu hỏi này, gồm: Nêu suy ngẫm của tác giả và bàn về bài học cho bản thân. Nên viết thành đoạn văn ngắn, có kèm lý giải. Gợi ý bài học của câu hỏi này là: Sống tích cực, lạc quan; sống hết mình cho hiện tại; chấp nhận thử thách, gian khó để vượt qua và đi đến đích cuối cùng…

Với phần làm văn (7 điểm), gồm viết đoạn văn ngắn (suy nghĩ về ý nghĩa của thái độ sống tích cực trước thử thách) và phân tích đoạn trích trong bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” (Hoàng Phủ Ngọc Tường), thí sinh cần nắm chắc kỹ năng viết đoạn văn ngắn. Đó là kỹ năng viết đoạn văn ngắn đúng chủ đề, kỹ năng tìm ý trọng tâm. Và cách triển khai theo bố cục hợp lý, lập luận chặt chẽ, lý lẽ sáng rõ, dẫn chứng thuyết phục và nên có những bài học cụ thể cho bản thân…

Với việc phân tích đoạn bút ký, cần nắm vững kỹ năng phân tích đoạn trích văn xuôi. Cần vận dụng hiểu biết về thể loại bút ký và phong cách nghệ thuật của tác giả để làm bài đúng trọng tâm. Chú ý câu hỏi gồm 2 vế yêu cầu, nên tách riêng. Bài làm muốn có điểm cao cần thêm các yếu tố khác, như tính sáng tạo ở chỗ biết liên hệ so sánh, dùng kiến thức lý luận văn học; khả năng diễn đạt như biểu cảm, dùng từ, đặt câu…

Trn Ngc Tun
(Trưng THPT Tây Thnh, Q.Tân Phú, TP.HCM)

Bình luận (0)