Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Giáo viên phải đổi mới toàn diện

Tạp Chí Giáo Dục

B GD-ĐT va công b cu trúc, đnh dng đ thi tt nghip THPT t năm 2025 đ hc sinh và nhà trưng tham kho. Các giáo viên và nhà trưng đánh giá cu trúc, đnh dng đ thi tác đng mnh m đến yêu cu đi mi dy hc và kim tra đánh giá tng môn hc.


Vi
c dy hc và kim tra đánh giá cn gn vi thc tin, hc sinh không th ghi nh kiến thc máy móc (nh minh ha)

Làm rõ hơn mc tiêu chương trình mi

Ở môn hóa học, thầy Phạm Lê Thanh (giáo viên Trường THPT Nguyễn Hiền, Q.11, TP.HCM) đánh giá đề thi minh họa môn hóa học theo Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 có nhiều điểm mới so với trước đây. Bên cạnh việc sử dụng hình thức câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn (dạng thức này đã được áp dụng trong nhiều năm tại Việt Nam), đề thi còn có thêm dạng câu hỏi trắc nghiệm chọn đúng/sai. Mỗi câu hỏi có 4 ý phát biểu, học sinh phải vận dụng toàn diện kiến thức và kỹ năng chuyên môn mới có thể chọn được câu trả lời đúng/sai đối với từng ý của câu hỏi. Từ đó phân loại được tư duy và năng lực của nhiều nhóm đối tượng học sinh khác nhau, chuẩn hóa và đo được năng lực thực tế của từng học sinh cụ thể, hạn chế được việc dùng “mẹo” hay “đoán mò” để chọn đáp án từ các phương án nhiễu như dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn.

Xác suất đánh ngẫu nhiên đạt điểm tối đa là 1/16, nhỏ hơn 4 lần so với dạng thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn hiện nay. Đề thi còn có sự kết hợp của hình thức câu hỏi trắc nghiệm dạng trả lời ngắn. Dạng này đòi hỏi học sinh phải có năng lực, kiến thức kỹ năng cao mới có thể viết được câu trả lời chính xác, hạn chế được việc “đánh lụi” trắc nghiệm như trước đây. “Nhìn chung, sự kết hợp nhiều hình thức câu hỏi chuẩn hóa trong đề thi sẽ giúp cho quá trình kiểm tra đánh giá năng lực học sinh chuẩn xác hơn, phân loại đúng năng lực từng học sinh. Tuy nhiên, giáo viên vẫn mong chờ nội dung đề thi tăng tính ứng dụng thực tiễn. Đề thi cần xây dựng theo hướng gần gũi thực tế đời sống, không nặng về kỹ năng nhớ và hiểu kiến thức mà khuyến khích các kỹ năng tư duy bậc cao hơn thông qua việc ứng dụng kiến thức để giải quyết vấn đề cụ thể trong cuộc sống; vì nếu kiến thức không được vận dụng vào thực tế thì kiến thức đó chỉ là thông tin”, thầy Phạm Lê Thanh nói.

Với những phân tích trên, thầy Phạm Lê Thanh cho rằng cấu trúc, định dạng đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 của Bộ GD-ĐT đòi hỏi giáo viên cần phải thay đổi hơn nữa trong việc dạy học để học sinh bớt nhọc nhằn với các dạng câu hỏi phi thực tiễn, đáp ứng được với yêu cầu của đề thi tới đây.


Đ
 thi minh ha tt nghip THPT t năm 2025 đt ra yêu cu đi mi rõ rt cho tng môn hc (nh minh ha)

Qua đề thi minh họa môn ngữ văn, thầy Đỗ Đức Anh (giáo viên Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM) cho biết đã làm rõ hơn mục tiêu môn học mà Chương trình GDPT 2018 hướng tới là trang bị kỹ năng, năng lực chứ không phải là ghi nhớ kiến thức máy móc, thể hiện rõ sự đổi mới, hạn chế tối đa việc học tủ, học theo văn mẫu. Phần nghị luận xã hội chiếm 40% số điểm bài làm, vì vậy để làm được học sinh cần trang bị những hiểu biết xã hội bằng cách quan sát cuộc sống, lắng nghe thời sự, quan tâm đến các vấn đề của đời sống tinh thần chính mình và những người xung quanh cùng với việc nắm vững các bước viết bài nghị luận xã hội. “Điều này đòi hỏi giáo viên cần cho học sinh hiểu và nắm vững các kiến thức ngữ văn theo đặc trưng thể loại mà chương trình yêu cầu. Tập trung bám sát vào yêu cầu cần đạt của từng thể loại và dạng bài trong sách giáo khoa. Quan trọng hơn cả là cần rèn cho học sinh kỹ năng, thể hiện khả năng tư duy phân tích, phản biện, sáng tạo hơn là học thuộc lòng”, thầy Đỗ Đức Anh nhấn mạnh.

Phi thay đi phương thc dy và kim tra đánh giá

Thầy Trần Công Tuấn (Hiệu trưởng Trường THPT Phú Nhuận, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) nhìn nhận với cấu trúc, định dạnh đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 mà Bộ GD-ĐT công bố sẽ tác động mạnh mẽ, rõ rệt đến việc dạy học, kiểm tra đánh giá cũng như tổ chức triển khai Chương trình GDPT 2018 tại nhà trường. Bởi đã làm sáng tỏ những băn khoăn trước đó của đội ngũ, phụ huynh, học sinh. “Từng có thời điểm khi thực hiện chương trình do chưa rõ ràng về đầu ra khiến giáo viên rất băn khoăn khi giảng dạy, sợ không giúp học sinh đáp ứng được yêu cầu của đề thi. Do vậy, cấu trúc, định dạng đề thi của Bộ GD-ĐT sẽ giúp giáo viên soi chiếu để đổi mới phương thức dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh một cách phù hợp nhất. Hiện thực hóa hơn nữa việc dạy học gắn với thực tiễn, trang bị kỹ năng cho học sinh để các em có thể giải quyết những yêu cầu đặt ra của môn học. Cách dạy vẹt, học vẹt như trước đây sẽ không thể tồn tại”, thầy Trần Công Tuấn cho biết.

Đánh giá đổi mới của đề minh họa kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ tác động đến sự đổi mới trong việc dạy học, kiểm tra đánh giá của giáo viên, cô Nguyễn Thị Thu Phương (giáo viên Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, TP.Thủ Đức) phân tích, đề thi một lần nữa khẳng định việc kiểm tra đánh giá học sinh bắt buộc phải thay đổi, làm sao phát huy được năng lực đọc, viết, cảm thụ, sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề của học sinh trong môn học. “Tuy nhiên, để làm được điều này thì từ chính quá trình dạy học, giáo viên phải đổi mới phương pháp, trao cho học sinh nhiều hơn nữa các cơ hội để các em được phát huy và thể hiện năng lực của mình chứ không thể duy trì hình thức thầy dạy – trò chép, dạy một đằng kiểm tra một nẻo”, cô Nguyễn Thị Thu Phương nói.

ThS. Nguyễn Viết Đăng Du (Tổ trưởng Tổ lịch sử Trường THPT Lê Quý Đôn, Q.3, TP.HCM) cho rằng với yêu cầu của đề thi minh họa môn học theo Chương trình GDPT 2018 giáo viên cần chủ động hơn nữa trong giảng dạy, làm sao bám theo tiêu chí cần đạt của các nội dung để giảng dạy, để trang bị kiến thức cho học sinh. Cạnh đó, việc kiểm tra đánh giá cũng cần phải đa dạng để phát huy năng lực, đánh giá đúng năng lực học sinh. “Một yếu tố quan trọng là giáo viên cần trang bị, hình thành cho học sinh kỹ năng tự học, học qua nhiều không gian khác nhau từ sách giáo khoa, tài liệu tham khảo cho đến học trên mạng internet, chứ không chỉ gói gọn trong kiến thức sách giáo khoa. Muốn vậy, giáo viên phải chủ động trao cho học sinh nhiều cơ hội trong môn học để các em được tìm hiểu, vận dụng, nâng cao năng lực và kiến thức”, ThS. Nguyễn Viết Đăng Du nói.

Bài, ảnh: Quang Long

Bình luận (0)