Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đề thi tốt nghiệp có tính mở, phát huy trí tuệ toàn ngành

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Hi tho v công tác chun b đ thi tt nghip THPT t năm 2025 theo Chương trình giáo dc ph thông (GDPT) 2018 là mt trong nhng s kin giáo dc ni bt đưc B GD-ĐT t chc tun qua. Ti đây, Cc Qun lý cht lưng (B GD-ĐT) cho biết, đnh hưng xây dng ngân hàng câu hi thi s phát huy trí tu toàn ngành và có tính m.


Hc sinh TP.HCM d thi tt nghip THPT năm trưc

Năm 2025, lứa học sinh đầu tiên của chương trình GDPT mới (chương trình 2018) sẽ chính thức thi tốt nghiệp THPT và 2024 cũng là năm cuối cùng học sinh thi theo chương trình cũ (chương trình 2006).

Đ thi bo đm tính kế tha và phát trin

Theo Cục Quản lý chất lượng, kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 được tổ chức nhằm đánh giá kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt của Chương trình GDPT 2018; lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và là một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy – học; cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục ĐH, giáo dục nghề nghiệp sử dụng tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.

Nội dung thi sẽ bám sát nội dung Chương trình GDPT 2018. Cấu trúc định dạng đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 bảo đảm tính kế thừa và phát triển về nội dung để phù hợp với thực tế triển khai Chương trình GDPT 2018. Trong đó, tính kế thừa thể hiện ở việc môn ngữ văn thi hình thức tự luận, các môn còn lại thi trắc nghiệm; đồng thời, giữ một phần dạng thức trắc nghiệm đa lựa chọn. Tính phát triển thể hiện ở việc có thêm các dạng trắc nghiệm mới nhằm hạn chế nhược điểm của dạng trắc nghiệm đa lựa chọn; thuận lợi hơn trong việc đánh giá học sinh theo Chương trình GDPT 2018.

Cấu trúc mới vẫn giữ nguyên 40 lệnh hỏi (hầu hết các môn) nhưng giảm được số tờ giấy thi so với các đề hiện nay. Các môn chỉ tối đa 4 trang giấy A4 nên đề thi trình bày đủ trên 1 tờ giấy A3 từ đó giảm bớt được khối lượng công việc, giảm bớt rủi ro in sao, ghép tờ đề thi.

Đặc biệt, về định hướng xây dựng ngân hàng câu hỏi thi, Cục Quản lý chất lượng đánh giá là sẽ phát huy trí tuệ toàn ngành và có tính mở. Theo đó, câu hỏi thi được lựa chọn từ đề khảo sát của sở GD-ĐT, của trường, đề kiểm tra học kỳ… Các đơn vị gửi đề thi kèm kết quả chấm thi để cơ quan chuyên môn của Bộ GD-ĐT phân tích bằng lý thuyết khảo thí (cổ điển, hiện đại). Từ kết quả sau phân tích, câu hỏi tốt sẽ được lựa chọn vào thư viện. Thông qua kết quả sử dụng lý thuyết khảo thí để phân tích đề thi, sẽ đánh giá được chất lượng biên soạn đề; góp phần đánh giá chất lượng dạy và học.

Nhng nguyên tc ct lõi t chc thi t 2025

Cục Quản lý chất lượng cũng thông tin về những nguyên tắc cốt lõi tổ chức thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Thứ nhất, đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp THPT theo hướng gọn nhẹ, giảm áp lực, giảm tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, đánh giá đúng năng lực học sinh; làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp, giáo dục ĐH.

Thứ hai, bám sát các quy định liên quan đến thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh của Luật Giáo dục và Luật Giáo dục ĐH hiện hành. Cụ thể, học sinh học hết chương trình THPT đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thì được dự thi, đạt yêu cầu thì được người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp bằng tốt nghiệp THPT. Quyền tự chủ trong học thuật, trong hoạt động chuyên môn (bao gồm ban hành, tổ chức thực hiện tiêu chuẩn, chính sách chất lượng, mở ngành, tuyển sinh, đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác trong nước và quốc tế) phù hợp với quy định của pháp luật.

Thứ ba, bám sát mục tiêu của Chương trình GDPT 2018. Giáo dục THPT là giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học, ý thức học tập suốt đời; bảo đảm học sinh được tiếp cận và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích, điều kiện bản thân.

Thứ tư, kế thừa, phát huy những kinh nghiệm quý báu tích lũy được trong giai đoạn 2015-2023. Chủ động tiếp nhận, ứng dụng những thành tựu và kinh nghiệm quốc tế trong đổi mới công tác thi tốt nghiệp THPT. Trong đó, tăng cường chức năng quản lý Nhà nước của Bộ GD-ĐT đồng bộ với phân cấp trách nhiệm ở khâu tổ chức thi đã tạo cơ chế thuận lợi cho các địa phương phát huy tính chủ động, linh hoạt trong quản lý, chỉ đạo, tổ chức thi, phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học. Công tác tổ chức thi đã được đổi mới theo hình thức gọn nhẹ hơn, thí sinh được thi tại địa phương; không phải dự thi nhiều đợt như trước đây giúp giảm áp lực, giảm tốn kém cho gia đình, xã hội.

Vit Ngân

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)