Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Để thực phẩm sạch, nông dân cần được chia sẻ lợi ích

Tạp Chí Giáo Dục

Đó là quan điểm của GS.TS Đào Hùng Cường, chủ tịch Hội hóa học Đà Nẵng, tại hội thảo An toàn thực phẩm vì sức khỏe người dân do Liên hiệp các hội Khoa học&kỹ thuật TP phối hợp các sở ngành tổ chức ngày 10-5.

Theo GS.TS Đào Hùng Cường, độc tố hiện nay có ở khắp nơi, bao vây tấn công con người từ mọi hướng bởi việc sử dụng hóa chất quá liều lượng và chất cấm tràn lan trong sản xuất, chế biến thực phẩm.

Lâu nay chúng ta vẫn kêu gọi người tiêu dùng thông thái hơn trong lựa chọn thực phẩm sạch nhưng thực tế thông thái đến đâu cũng không lựa chọn được bởi ma trận thực phẩm sạch, không sạch đang lẫn lộn trên thị trường.

Đó là chưa kể thực phẩm sạch hiếm hoi và giá quá đắt, đại đa số người dân không đủ điều kiện tiếp cận.

“Nguyên nhân chính của tình trạng thực phẩm bẩn hiện nay là do con người, vì vậy giải pháp cũng phải bắt đầu từ con người.

Theo tôi, ngoài những giải pháp đã nêu ra như tăng cường quản lý thực phẩm tại nguồn, khuyến khích người nuôi trồng ý thức giữ gìn thực phẩm sạch, hạn chế các dự án tác động xấu đến môi trường thì điều cực kỳ quan trọng là phải chia sẻ lợi ích nhiều hơn cho người nuôi trồng.

Hiện nay người nông dân cô đơn trong dây chuyển sản xuất. Lấy ví dụ, một bắp ngô người trồng bán ra với giá 500 đồng nhưng đến tay người tiêu dùng giá 5.000 – 10.000 đồng. Giá thịt heo hơi 12.000 đồng/ký nhưng vào chợ, siêu thị giá thịt vẫn trên dưới 100.000 đồng/ký.

Nói vậy để thấy người nuôi trồng ra sản phẩm chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong chuỗi giá trị. Do vậy, họ chỉ có hai lựa chọn, một là bỏ mặc, hai là chấp nhận làm bẩn để tăng sản lượng tối đa” – ông Cường nói.

TẤN LỰC/ TTO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)