Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Sự kiện giáo dụcTiêu điểm

Đề toán phân hóa cao, giáo viên dự đoán phổ điểm từ 5-6,5

Tạp Chí Giáo Dục

Đề toán phân hóa cao, giáo viên dự đoán phổ điểm từ 5-6,5 - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Đề toán phân hóa cao, giáo viên dự đoán phổ điểm từ 5-6,5 Audio

Giáo viên đánh giá đề toán tốt nghiệp với cấu trúc mới có tính phân hóa cao, phổ điểm dao động từ 5-6,5 điểm.

Đề toán phân hóa cao, giáo viên dự đoán phổ điểm từ 5-6,5

Thầy Lâm Vũ Công Chính – giáo viên toán, Trường THPT Nguyễn Du đánh giá đề thi tốt nghiệp THPT năm nay đáp ứng được 2 mục tiêu là xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học do có tính phân hóa cao. Các dạng câu hỏi trong đề thi học sinh đều đã được làm quen tuy nhiên mức độ yêu cầu của đề thi cao hơn.

Cấu trúc đề thi tương đối sát với đề minh hóa của Bộ GD-ĐT: Phần số 1 là câu hỏi nhận biết, thông hiểu, với 12 câu hỏi trong đó có khoảng 2-3 câu liên quan đến kiến thức lớp 10-11. Đây là phần câu hỏi học sinh dễ lấy điểm.

Phần 2 là câu hỏi lựa chọn đúng sai: Nội dung câu hỏi tương tự với một số ví dụ rải rác trong các bộ SGK.

Phần 3 là trả lời ngắn trong đo có 2 câu vận dụng cao…

“Cấu trúc đề thi năm nay hoàn toàn khác với đề thi năm ngoái. Năm ngoái đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm phương án a, b, c, d thì học sinh trung bình cũng có thể đạt được từ 5-6 điểm. Tuy nhiên, với đề thi năm nay thì để đạt được 6 điểm là đã phải là học sinh khá. Năm nay phổ điểm bình quân từ 5,5-6 điểm; điểm 9, 10 sẽ ít. điểm phân hoá ở phần 2 và 3 của đề” – thầy Chính nhận định.

Dù vậy, theo thầy Chính, năm ngoái với cách xét tốt nghiệp là tỷ lệ 70:30, tức là 70% điểm thi và 30% điểm học bạ thì năm nay tỷ lệ đã được tăng lên là 50:50, vì thế đề mang tính phân hóa cao hơn song vẫn phù hợp với xét tốt nghiệp.

Tuy nhiên, các câu vận dụng cao phần 3 và câu hỏi đúng sai ở phần 2 lại thiên khá nhiều về nội dung xác suất. Việc một mảng kiến thức chiếm nhiều trong một đề thi là chưa phù hợp, thay vào đó cần được dàn trải nhiều mảng kiến thức.

Giáo viên này cho rằng, Chương trình GDPT 2018 giảm tính hàn lâm để tăng tính thực tế, song khôngg có nghĩa là giảm độ khó của đề thi. Trên thực tế các bài tập trong SGK môn toán Chương trình GDPT 2018 bậc THPT là không khó, nếu so với mức độ của đề thi thì có thể được xem là “quá dễ”.

“Đây là sự chênh lệch của chương trình và đề thi. Do đó, cần có sự tính toán điều chỉnh để phù hợp” – thầy Chính kiến nghị.

Yến Hoa

 

Bình luận (0)