Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Để xử phạt là biện pháp giáo dục trẻ hiệu quả

Tạp Chí Giáo Dục

Có không ít ph huynh quan nim trong giáo dc tr, nếu mun con ngoan thì phi tht s nghiêm khc, cương quyết. Do đó, thay vì khen ngi đ đng viên con, nhng bc cha m này thưng xuyên s dng bin pháp trách pht đ răn đe con, hình thành cho tr bn lĩnh mnh m, kh năng thích ng cao vi xã hi sau này.


Các nhà tâm lý cho rng, phn ln nhng đa tr b bo lc khi còn nh, ln lên thưng có xu hưng bo lc (nh minh ha). Ảnh: TL

X pht tr vô c, hu qu khôn lưng

Trong thực tế, nhiều bậc cha mẹ đã quá lạm dụng phương pháp trách phạt mà không lường trước những hậu quả có thể xảy ra đối với con mình. Ở nhà trường, xử phạt đã được thể hiện trong những nội quy, như nói chuyện riêng trong giờ học, không học bài, đi học muộn, điểm yếu kém, không mang đồng phục đúng quy định, làm hỏng trang thiết bị của trường… Còn ở gia đình, biện pháp trách phạt được vận dụng tùy tiện hơn. Với quan niệm “Cha mẹ nói oan, quan nói ép”, nên cứ thấy trẻ vi phạm là phạt. Nhẹ thì mắng chửi, nặng thì đòn roi. Xử phạt trở thành “phương thuốc chữa bách bệnh”. Theo đó, xử phạt thường là việc làm đầu tiên mà cha mẹ vận dụng mỗi khi con có sai lầm, khuyết điểm. Vì thế, nếu trong gia đình cha mẹ quá lạm dụng biện pháp trách phạt, trẻ thường bị bủa vây bởi những hình phạt. Nhiều em đã đánh mất sự ngây thơ, hồn nhiên vì sự trách phạt vô cớ của cha mẹ mình. Các em tìm mọi cách xa lánh không dám trò chuyện, gần gũi với cha mẹ. Khi lớn lên, những em này khó hòa nhập được với cộng đồng.

Hãy tìm hiu rõ nguyên nhân

Điều sai lầm lớn nhất trong giáo dục trẻ là khá nhiều bậc phụ huynh thường cho rằng mọi sai phạm, lỗi lầm đều do trẻ. Họ đã không chú ý đến nguyên nhân, hoàn cảnh tạo nên sai lầm. Chẳng hạn, trẻ không hoàn thành nhiệm vụ cha mẹ giao cho như không học bài cũ, không phụ giúp việc nhà…, ngoài việc trẻ lười biếng còn có thể có nhiều lý do khác nữa như sức khỏe không đảm bảo hoặc do các em thiếu kỹ năng xử lý… Nếu như phụ huynh không xem xét chu đáo mà áp dụng ngay biện pháp kỷ luật nặng như trách mắng, xử phạt là thiếu đi sự cảm thông chia sẻ cần thiết với trẻ, và trách phạt trong trường hợp này chắc chắn không đạt được hiệu quả như mong muốn.


Theo tác gi, dù cha m dùng bin pháp x pht nào thì cũng phi xut phát t lòng yêu thương con (nh minh ha). Ảnh: TL

Trách mng hay x pht là phương pháp biu l s không đng tình, lên án ca cha m đi vi nhng hành vi sai trái ca con, vi mong mun con nhn ra li lm và tìm cách sa cha đ tiến b hơn. Tuy thế, k lut con bng trách pht là bin pháp nếu áp dng thưng xuyên s to nên s chai sn, trơ l tâm lý và th ơ, vô cm trưc thi cu tr.

Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp do bận bịu với công việc và các mối quan hệ khác nên không ít cha mẹ đã không quan tâm đến đặc điểm tâm lý, tính cách của con mình khi nuôi dạy cũng như sử dụng phương pháp trách phạt. Có những em thường xuyên bị cha mẹ dùng các hình phạt nặng như mắng chửi, đánh đập, đuổi khỏi nhà nhưng vẫn không làm các em thay đổi, không giúp các em tiến bộ. Quan niệm truyền thống “thương cho roi cho vọt” đã bị vận dụng một cách máy móc, không hiệu quả. Hậu quả là, những trẻ chuyên bị xử phạt đến mức “nhờn thuốc”, với thái độ “bằng mặt nhưng không bằng lòng”, các em luôn giả vờ vui vẻ chấp nhận mọi hình phạt của cha mẹ, nhưng không bao giờ sửa chữa những sai phạm, lỗi lầm của mình.

Khéo léo – con đưng giáo dc hiu qu nht

Trách phạt là một trong những phương pháp giáo dục để uốn nắn nhân cách trẻ. Có điều, mỗi lần dùng đến phương pháp này đồng nghĩa với việc các bậc phụ huynh phải biết tự đặt mình vào tình thế khó khăn, cần phải cân nhắc thật kỹ về các vấn đề: nguyên nhân, hoàn cảnh, diễn biến của sai phạm, đặc điểm tâm lý, tính cách của trẻ… Mỗi lần trách phạt không đúng hoặc quá nặng đủ để thay đổi trẻ theo chiều hướng tiêu cực. Hậu quả của việc lạm dụng trách phạt không phải lúc nào cũng đo đếm một cách cụ thể, nó diễn ra bên trong mỗi con người, nhiều khi là những ám ảnh lâu dài, tác động đến tính cách, tinh thần. Các nhà tâm lý cho rằng: Phần lớn những đứa trẻ bị bạo lực khi còn nhỏ, lớn lên thường có xu hướng bạo lực. Một số vụ việc gây hậu quả nghiêm trọng do trách phạt gây ra trong xã hội vừa qua chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Trách mắng hay xử phạt là phương pháp biểu lộ sự không đồng tình, lên án của cha mẹ đối với những hành vi sai trái của con, với mong muốn con nhận ra lỗi lầm và tìm cách sửa chữa để tiến bộ hơn. Tuy thế, kỷ luật con bằng trách phạt là biện pháp nếu áp dụng thường xuyên sẽ tạo nên sự chai sạn, trơ lỳ tâm lý và thờ ơ, vô cảm trước thời cuộc. Vì thế, để thay đổi một thói quen, một cách làm, một kiểu tư duy trong giáo dục trẻ, các bậc cha mẹ cần phải linh hoạt sử dụng các biện pháp. Và dù dùng biện pháp nào đi nữa thì cũng phải xuất phát từ lòng yêu thương và sự kỳ vọng đúng mực về sự hoàn thiện nhân cách của con mình.

Lê Bt Th

Bình luận (0)