Đề xuất xây dựng chương trình giáo dục hướng nghiệp tại các trường THPT trong chương trình giáo dục buổi 2, áp dụng trong năm học 2021-2022 là một trong những nội dung được ông Dương Trí Dũng – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM nhấn mạnh trong Hội nghị “Tập huấn kỹ năng hướng nghiệp và giới thiệu các công cụ, mô hình mới thực hiện công tác hướng nghiệp cho học sinh THPT năm học 2020-2021” do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức sáng 23-3.
Chương trình hướng nghiệp của Tạp chí Giáo dục TP.HCM được Sở GD-ĐT TP.HCM đánh giá cao
Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT TP, định hướng của Chương trình GDPT 2018 được chia làm 2 giai đoạn. Cụ thể: từ lớp 1 đến lớp 9 là giáo dục cơ bản, từ lớp 10 đến lớp 12 là giáo dục định hướng nghề nghiệp. Do vậy, nhiệm vụ trong tâm của 3 năm THPT tới đây còn phải là định hướng nghề nghiệp phù hợp bản thân từng học sinh.
“Việc hướng nghiệp cho học sinh THPT là cực kỳ quan trọng. Làm sao để học sinh hiểu và lựa chọn được nghề nghiệp đúng, được tiếp cận với nghề nghiệp một cách rõ ràng nhất, cụ thể nhất, kết nối được với trường ĐH mà học sinh mong muốn. Nhiệm vụ của giáo viên hướng nghiệp là phải tiếp xúc với từng học sinh, đánh giá, hướng dẫn học sinh lựa chọn tổ hợp như thế nào cho phù hợp với tương lai của mình. Đây cũng là yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 sắp tới đây sẽ triển khai ở bậc THPT”, ông Dũng nhấn mạnh.
Sở dĩ đề xuất tổ chức các chương trình giáo dục hướng nghiệp vào chương trình giáo dục buổi 2, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT cho biết, vì trong thời gian này có tỷ lệ % tiết để tổ chức các được đa dạng các hoạt động giáo dục như ngoài giờ lên lớp, trải nghiệm…
““Đề án 522 của Thủ tướng Chính phủ về Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025” chỉ rõ, đến năm 2025 sẽ có 100% các trường THCS, THPT có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương; 100% các trường THCS, THPT có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ. Đây cũng là yêu cầu mà lãnh đạo Sở GD-ĐT đặt ra, mỗi phòng ban của Sở sẽ chịu trách nhiệm tham mưu ở một góc độ với công tác giáo dục hướng nghiệp. Để việc hướng nghiệp có hiệu quả, từng phòng GD-ĐT, từng đơn vị nhà trường phải quán triệt nội dung này, phải nghiên cứu cách thức thực hiện phù hợp từ kỹ năng, phương pháp công cụ như thế nào, kế hoạch định lượng cụ thể trong chương trình giáo dục..”, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT chỉ rõ.
Tin, ảnh: Yến Hoa
Bình luận (0)