Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đề xuất mức đầu tư cho các dự án liên kết vùng ĐBSCL

Tạp Chí Giáo Dục

Ngày 26-11, tại TP. Cần Thơ, Bộ Kế hoạch – Đầu tư (KH-ĐT) tổ chức hội nghị báo cáo và tham vấn quy hoạch vùng Đồng Bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng chủ trì, với sự tham dự của lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo Thành uỷ, Tỉnh uỷ và sở, ban ngành các, tỉnh thành trong vùng, cùng nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước.


Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng phát biểu 

Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được nghiên cứu, tiếp thu từ kinh nghiệm của Hà Lan, nơi có điều kiện tự nhiên, qui mô diện tích và dân số tương đồng với ĐBSCL; Và kinh nghiệm phát triển của Israel và Singaphore. Nội dung quy hoạch có 5 lĩnh vực, nhằm hướng tới phát triển bền vững dựa trên 3 trụ cột: kinh tế, xã hội, môi trường, lấy yếu tố “con người” làm trung tâm, là chìa khoá cho sự tăng trưởng, phát triển. Lấy “thích ứng” với biến đổi khí hậu (BĐKH) làm cách thức phát triển, dựa trên nguyên tắc “Muốn tiến lên phía trước, bắt buộc phải thích ứng”.


Bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới, cam kết sẽ hỗ trợ triển khai Quy hoạch 

Theo đó, quy hoạch định hướng phân vùng sinh thái nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp từng tiểu vùng nhằm tăng tối đa sản lượng, chất lượng, giá trị nông sản. Phát triển vùng ĐBSCL thành trung tâm kinh tế năng động và hiệu quả của quốc gia và thế giới, trên cơ sở phát triển hệ thống các trung tâm đầu mối về nông nghiệp, các hành lang kinh tế và chuỗi đô thị động lực. Tập trung mở rộng nuôi trồng thuỷ sản dựa trên nước mặn, nước lợ và phát triển “thuận thiên” để ngăn chặn xói mòn bờ biển và bờ sông. Điều chỉnh để phù hợp với việc giảm diện tích trồng lúa, mở rộng nuôi trồng thuỷ sản, trái cây, trồng trọt. Tập trung phát triển công nghiệp theo hướng bền vững. Xây dựng hệ thống đô thị thông minh, phù hợp điều kiện tự nhiên, gắn kết với các trung tâm đầu mối; duy trì và tôn tạo bản sắc văn hoá dân tộc độc đáo, đa dạng của các dân tộc. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đóng góp vào sự phát triển của vùng. Hạn chế việc chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp tập trung có giá trị kinh tế cao thành khu – cụm công nghiệp…

 


Hội nghị 

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng thông tin: “Bộ KH-ĐT phối hợp các bộ, ngành trung ương xây dựng khoản hỗ trợ ngân sách cho mục tiêu Phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH có qui mô 1,05 tỷ USD (gọi tắt là Khoản hỗ trợ DPO). Theo thiết kế, Khoản hỗ trợ DPO gồm việc thực hiện Khung hành động chính sách và hỗ trợ các dự án liên kết vùng của ĐBSCL… Trên cơ sở phối hợp, lấy ý kiến các địa phương trong vùng, Bộ KH-ĐT đã tổng hợp danh mục các dự án do địa phương đề xuất gồm 13 dự án liên kết vùng, đề nghị được sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương. Hầu hết các dự án này có tính chất kết nối liên tỉnh, liên vùng, cụ thể là các dự án giao thông kết nối quốc lộ, cao tốc, cảng biển, sân bay, khu công nghiệp, và các dự án thuỷ lợi có tác động qui mô lớn. Theo kế hoạch, tổng mức đầu tư các dự án liên kết vùng là 26.731 tỷ đồng, đề xuất bố trí giai đoạn 2021-2025 là 19.916 tỷ đồng, trong đó dự kiến ngân sách trung ương hỗ trợ 16.250 tỷ đồng để hỗ trợ phần xây lắp trong tổng mức đầu tư. Các chi phí khác như giải phóng mặt bằng, dự phòng, tư vấn… do địa phương cân đối”.

Đan Phượng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)