Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đề xuất nhiều giải pháp căn cơ trong tuyển dụng giáo viên

Tạp Chí Giáo Dục

TP.HCM đang bt đu khi đng mùa tuyn dng giáo viên cho năm hc mi. Năm nay, công tác tuyn dng giáo viên đưc thành ph áp dng vi nhiu đim mi, đng thi đ xut nhiu gii pháp căn cơ vi mong mun g đưc nhng nút tht trong tuyn dng, đm bo đ ngun giáo viên đng lp.


Nhiu đim mi đưc TP.HCM áp dng trong tuyn dng giáo viên năm hc 2024-2025 (nh minh ha)

M rng phân cp tuyn dng

Một trong những điểm mới rõ rệt nhất trong công tác tuyển dụng giáo viên năm học 2024-2025, đó là Sở GD-ĐT TP.HCM thực hiện mở rộng phân cấp tuyển dụng cho 9 trường THPT ở huyện Củ Chi, huyện Bình Chánh và TP.Thủ Đức, nâng tổng số trường được phân cấp tuyển dụng từ năm học này lên 20 đơn vị. Các trường được phân cấp tuyển dụng năm nay, gồm: Năng khiếu TDTT Bình Chánh (huyện Bình Chánh); Nguyễn Văn Tăng (TP.Thủ Đức) và 7 trường trên địa bàn huyện Củ Chi.

Theo ông Tống Phước Lộc (Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ, Sở GD-ĐT TP.HCM), việc mở rộng phân cấp tuyển dụng cho các trường THPT ở huyện Củ Chi, huyện Bình Chánh và TP.Thủ Đức từ năm học 2024-2025 là nhằm tạo điều kiện cho các trường vùng ven, ngoại thành chủ động hơn trong công tác tuyển dụng, từ đó chủ động về mặt nhân sự trong năm học, nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục. “9 trường được Sở GD-ĐT TP.HCM trao quyền phân cấp tuyển dụng từ năm học 2024-2025 đều nằm ở khu vực ngoại thành, hàng năm công tác tuyển dụng gặp một số khó khăn khi ứng viên dù trúng tuyển nhưng có thể vì xa xôi mà không nhận nhiệm sở hoặc dù nhận nhiệm sở nhưng không gắn bó lâu dài với trường vì điều kiện đi lại khó khăn. Do vậy, khi được trao quyền phân cấp tuyển dụng sẽ giúp trường thuận lợi hơn trong việc tuyển dụng, đảm bảo chọn được những ứng viên phù hợp, có mong muốn gắn bó lâu dài với trường, từ đó giúp trường chủ động trong thực hiện các kế hoạch, chương trình giáo dục khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hướng tới nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường”, ông Lộc nói.

Năm học 2024-2025, Trường Phổ thông Năng khiếu TDTT Bình Chánh có nhu cầu tuyển 14 giáo viên ở các bộ môn: toán, ngữ văn, tiếng Anh, sinh học, lịch sử, địa lý, mỹ thuật, âm nhạc, giáo dục thể chất, quốc phòng an ninh và 1 nhân viên thiết bị. Năm đầu tiên được phân cấp tuyển dụng, trường đã thông báo rộng rãi về nhu cầu tuyển dụng cũng như thời gian, địa chỉ tiếp nhận phiếu đăng ký dự tuyển. Thầy Bùi Thiện Đạo (Hiệu trưởng nhà trường) hy vọng khi được chủ động trong tuyển dụng sẽ giúp trường tuyển được những ứng viên phù hợp nhất, đảm bảo tuyển đủ nhân sự thực hiện giảng dạy trong năm học mới. “Là địa bàn xa trung tâm thành phố, vì thế công tác tuyển dụng hàng năm của trường gặp nhiều khó khăn. Nhiều năm liền trường tuyển không đủ giáo viên do xa xôi quá, ứng viên không đăng ký dự tuyển, thậm chí khi trúng tuyển cũng bỏ không nhận nhiệm sở”, thầy Đạo nói.

Ba đim mi trong tuyn dng giáo viên

Ông Tống Phước Lộc thông tin, công tác tuyển dụng năm nay được TP.HCM áp dụng với 3 điểm mới đáng chú ý do áp dụng theo Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 7-12-2023 của Chính phủ (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 7-12-2023) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25-9-2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Cụ thể, người dự tuyển được đăng ký 2 nguyện vọng. Các năm trước, người dự tuyển được đăng ký 3 nguyện vọng. Vòng 1 chỉ còn thi phần I kiến thức chung và bỏ nội dung thi phần II ngoại ngữ, do các vị trí việc làm cần tuyển không yêu cầu ngoại ngữ trong tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng và theo bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm. Đặc biệt, ngay sau kỳ tuyển dụng nếu phát sinh nhu cầu tuyển dụng mới đối với vị trí việc làm có yêu cầu về tiêu chuẩn, điều kiện như vị trí việc làm mà người dự tuyển đã đăng ký thì xem xét, quyết định việc trúng tuyển đối với người dự tuyển có kết quả tuyển dụng thấp hơn liền kề so với kết quả tuyển dụng của người trúng tuyển cho đến khi đủ nhu cầu tuyển dụng phát sinh. “Các điểm mới này sẽ giúp TP.HCM thuận lợi hơn trong tuyển dụng giáo viên, nhất là ở các bộ môn khó tuyển. Từ đó giúp TP.HCM thực hiện hiệu quả hơn nữa Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Ngoài ra, trong năm học 2024-2025, TP.HCM tiếp tục áp dụng tuyển dụng giáo viên từ nguồn sinh viên xuất sắc sau năm đầu tiên thí điểm vào năm học 2023-2024, nhằm giúp các cơ sở giáo dục có thêm nguồn nhân lực chất lượng cao, thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ giáo dục, các chương trình, đề án của ngành, của thành phố”, ông Lộc cho biết thêm.

Đ xut gii pháp, xin thêm biên chế

Năm học 2023-2024, tổng số người làm việc và hợp đồng lao động TP.HCM được giao biên chế là 73.080 người. Trong đó, viên chức quản lý 3.620 người; giáo viên 62.773 người. Số biên chế được giao bổ sung là 205 người trong năm học 2022-2023 và 1.662 người trong năm học 2023-2024. Tuy nhiên, tính đến thời điểm ngày 31-5-2024, Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết số viên chức, lao động hợp đồng làm việc thực tế là 70.819 người. Số biên chế chưa sử dụng là 8.379 người. Trong đó, mầm non 1.192 người; tiểu học 2.787 người; THCS 3.184 người; THPT 938 người; GDNN-GDTX 154 người; giáo dục chuyên biệt 84 người và TC 40 người. Ông Nguyễn Bảo Quốc (Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) cho biết, thực tế chưa sử dụng hết biên chế đến từ nhiều nguyên do. Trong những năm qua, áp lực về cải cách chương trình giáo dục, việc nâng cao trình độ, năng lực của nhân sự công tác trong ngành đòi hỏi ngày càng cao nên có nhiều áp lực đối với đội ngũ giáo viên. Số lượng, chất lượng giáo viên được đào tạo từ các cơ sở giáo dục hiện cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của sự gia tăng đối tượng học sinh và tăng trường, tăng lớp hiện nay (nhất là với giáo viên dạy âm nhạc, mỹ thuật, tin học). Mức lương hiện nay chưa đủ thu hút và cạnh tranh so với các cơ sở giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non quốc tế và ngoài công lập, nhất là lực lượng giáo viên dạy tiếng Anh, do đó dẫn đến tình trạng các cơ sở giáo dục công lập gặp khó khăn trong quá trình tuyển dụng và giữ chân đội ngũ theo nhu cầu.

Bên cạnh đó, mặc dù nhu cầu về nhân lực tại các trường là rất cấp thiết nhưng các trường trên địa bàn TP.HCM vẫn không thể tuyển đủ số lượng cần thiết vì có một số vị trí không có ứng viên đăng ký tuyển dụng, dẫn đến số biên chế vẫn trong tình trạng thiếu trên thực tế nhưng số liệu thống kê báo cáo vẫn chưa sử dụng hết tại từng địa phương của thành phố. “Nhiều vị trí việc làm hằng năm các địa phương của thành phố đều đăng ký nhu cầu tuyển dụng, xây dựng kế hoạch và tiến hành tuyển dụng nhưng không có ứng viên đăng ký như vị trí giáo viên CNTT, nữ công, âm nhạc, tiếng Anh, mỹ thuật…”, ông Quốc nêu dẫn chứng.

Với thực tế này, năm học 2024-2025, UBND TP.HCM đã có văn bản kiến nghị Bộ Nội vụ xem xét, phối hợp với Ban Tổ chức TW quan tâm, bổ sung biên chế giáo viên trên cơ sở quy định về định mức, đảm bảo nguồn nhân lực cho ngành GD-ĐT để tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục tại TP.HCM hoạt động có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu học tập của trẻ em tại thành phố trên cơ sở nhu cầu biên chế giáo viên năm học 2024-2025. Đồng thời, UBND TP.HCM cũng kiến nghị Bộ Nội vụ sớm có hướng dẫn thống nhất về vị trí việc làm y tế học đường, CNTT tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập; kiến nghị Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ GD-ĐT bổ sung vị trí việc làm CNTT vào danh mục vị trí việc làm chuyên môn dùng chung để đảm bảo thực hiện hiệu quả chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng CNTT vào hoạt động của các cơ quan, đơn vị ngành GD-ĐT, tạo điều kiện để đội ngũ viên chức yên tâm công tác và phát triển chuyên môn nghiệp vụ.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Bình luận (0)