Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đề xuất quy định mới về xét tặng “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

B GD-ĐT cho rng vic xây dng và trình Chính ph ban hành Ngh đnh quy đnh v xét tng danh hiu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” đ có đ cơ s pháp lý trong vic xét tng là rt cn thiết, khc phc nhng hn chế trong thi gian qua; to điu kin cho các nhà giáo, cán b qun lý giáo dc có tiêu chun c th đ phn đu…


ThS. Nguyn Th Bích Ngc (ging viên Trưng ĐH Quc tế, ĐH Quc gia TP.HCM) trong mt gi dy sinh viên

Dự thảo Nghị định quy định về xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân (NGND), Nhà giáo ưu tú (NGƯT) đang được Bộ GD-ĐT lấy ý kiến.

Mt s quy đnh không còn phù hp

Bộ GD-ĐT cho biết, triển khai thực hiện Nghị định số 27/2015/NĐ-CP ngày 10-3-2015 của Chính phủ, từ năm 2015 đến nay đã tổ chức được 3 đợt xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT vào năm 2017, năm 2020 và năm 2023. Đây là sự quan tâm to lớn của Đảng, Nhà nước đối với ngành giáo dục nói chung, với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nói riêng.

Tuy nhiên, trước yêu cầu của việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo nói chung, đặc biệt yêu cầu của việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới mạnh mẽ chính sách đãi ngộ, chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục… thì một số quy định của Nghị định 27 đã bộc lộ những bất cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Cụ thể là chưa quy định chi tiết tiêu chuẩn cho từng đối tượng nên có một số nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục của các cơ sở giáo dục đặc thù, trường chuyên biệt không đủ tiêu chuẩn đề nghị xét tặng. Việc xây dựng tiêu chuẩn đối với giảng viên các trường CĐ còn cao (do xây dựng chung với tiêu chuẩn của giảng viên ĐH); nhất là về đề tài, sáng kiến trong khi trên thực tế số lượng giảng viên trường CĐ được đào tạo trình độ tiến sĩ ít hơn so với giảng viên ĐH, số lượng đề tài nghiên cứu cấp tỉnh, bộ được giao ít hơn so với giảng viên ĐH. Vì vậy, trong 2 lần xét tặng vừa qua số lượng giảng viên trường CĐ được phong tặng chỉ có 5 NGND và 10 NGƯT, chưa tương xứng với số lượng trường và số lượng giảng viên CĐ trong toàn quốc (khoảng 450 trường).

Bên cạnh đó, chưa phân định rõ cán bộ quản lý tại cơ quan quản lý giáo dục và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nên việc xây dựng tiêu chuẩn chung cho nhóm đối tượng này không phù hợp thực tiễn. Thực tế, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phải thực hiện giảng dạy trực tiếp theo quy định về chế độ làm việc, tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên, học viên tại các trường; có mã số và chức danh nghề nghiệp, hưởng lương như giáo viên, giảng viên, cùng được hưởng các phụ cấp thâm niên, phụ cấp đứng lớp. Tuy nhiên, tiêu chuẩn xét tặng thì để cùng nhóm đối tượng cán bộ quản lý giáo dục là công chức.

Thành tích về đề tài, sáng kiến: Quy định thành tích của nhà giáo đạt được riêng sáng kiến hoặc riêng đề tài là chưa phù hợp vì trên thực tế thành tích nghiên cứu khoa học của nhà giáo bao gồm cả đề tài, sáng kiến… Cách tính sáng kiến cấp tỉnh, bộ; đề tài cấp tỉnh, bộ, nhánh đề tài cấp Nhà nước không được thay thế cho nhau nên thiệt thòi cho nhà giáo. Một số tiêu chuẩn còn mang tính hình thức và khó xác định, như tiêu chuẩn giúp đỡ 2 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện hoặc cấp trường trở lên…

Từ cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lý nói trên, Bộ GD-ĐT cho rằng việc xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT để có đủ cơ sở pháp lý trong việc xét tặng danh hiệu này là rất cần thiết; khắc phục những hạn chế trong công tác xét tặng thời gian qua; tạo điều kiện để các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có tiêu chuẩn cụ thể để phấn đấu; cơ quan quản lý giáo dục và cán bộ quản lý giáo dục các cấp có căn cứ để xây dựng kế hoạch phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến.

Ưu tiên nhà giáo công tác ti vùng kinh tế – xã hi đc bit khó khăn

Ở nội dung quy định điều kiện và tiêu chuẩn danh hiệu NGND, NGƯT, Bộ GD-ĐT cho hay, Nghị định số 27 không quy định cụ thể về cá nhân chuyển đổi vị trí công tác, các trường hợp biệt phái, kiêm nhiệm nên các hội đồng đã vận dụng khác nhau. Dự thảo Nghị định bổ sung một số điều kiện để tính thành tích bảo đảm sự tường minh, thống nhất trong quá trình tổ chức thực hiện ở tất cả các cấp hội đồng (Điều 8).

Theo đ xut, nhà giáo, cán b qun lý giáo dc có thi gian công tác ti vùng có điu kin kinh tế – xã hi đc bit khó khăn đưc nhân h s 2 khi tính thi gian công tác đ xét tng danh hiu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”.

Về chia các nhóm đối tượng và tài năng sư phạm, Nghị định số 27 chia các nhóm đối tượng để xây dựng tiêu chuẩn xét tặng NGND, NGƯT không thống nhất. Dự thảo Nghị định chia nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thành 7 nhóm thống nhất xuyên suốt để xây dựng tiêu chuẩn cho phù hợp, thuận lợi cho các cơ sở giáo dục khi triển khai. Trong đó, tiêu chuẩn của giảng viên trường CĐ theo hướng giảm số lượng bài báo, sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học, giáo trình… vì giảng viên CĐ có trình độ tiến sĩ ít hơn, yêu cầu về nghiên cứu khoa học thấp hơn và số lượng đề tài cấp tỉnh, bộ được giao ít hơn so với giảng viên ĐH.

Đặc biệt, Dự thảo Nghị định xây dựng tiêu chuẩn cho nhóm đối tượng đặc thù: Nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục hiện đang công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và trường, lớp dành cho người khuyết tật, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được hưởng chế độ, chính sách ưu tiên khi đề nghị xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT. Đây là nhóm đối tượng giảng dạy, giáo dục, chăm sóc học sinh có sự đặc thù, vất vả hơn so với các đối tượng học sinh bình thường; đồng thời số lượng được xét phong tặng trong 15 đợt vừa qua rất ít, Bộ GD-ĐT căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng và tình hình thực tế đề xuất Chính phủ xem xét tiêu chuẩn phù hợp với đối tượng.

Bộ GD-ĐT lý giải rõ hơn, Nghị định số 27 chỉ quy định tiêu chuẩn xét đặc thù đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, tại dự thảo nghị định này, Bộ GD-ĐT đề xuất thêm việc xét theo tiêu chuẩn ưu tiên đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại các trường, lớp dành cho người khuyết tật.

Hiện nay, cả nước có 32 trung tâm và 34 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông có nhiệm vụ giảng dạy, chăm sóc, giáo dục học sinh khuyết tật với hơn 2.000 cán bộ, giáo viên. Trong 3 lần xét tặng gần đây mới chỉ có 2 cán bộ quản lý được phong tặng danh hiệu NGƯT, chưa có giáo viên trực tiếp giảng dạy được phong tặng. Học sinh khuyết tật có nhiều hạn chế về khả năng nghe, nhìn và vận động; vì vậy công tác chăm sóc, giáo dục các em đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian, công sức và sự kiên trì hơn so với đối tượng học sinh bình thường.

Tại các hội thảo lấy ý kiến của khối giáo dục mầm non, phổ thông, các đại biểu đã đề xuất việc ưu tiên này nhằm ghi nhận thành tích và tạo điều kiện cho các nhà giáo giảng dạy ở lĩnh vực đặc thù có cơ hội được xét phong tặng.

Thc Trân

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)