Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Đem chữ và cơm tặng bệnh nhân nghèo

Tạp Chí Giáo Dục

Hc tp và làm theo tư tưng, đo đc, phong cách H Chí Minh, nhiu năm qua trên đa bàn TP.HCM đã có hàng ngàn tm gương đin hình ngưi tt vic tt. Bng c tm lòng, h đã giúp đ nhng mnh đi khó khăn. Ngưi thì tng ch cho bnh nhi nghèo, ngưi li trao cơm cho bnh nhân khó khăn…

Gn 10 năm dy ch cho bnh nhi

Hc trò lp hc tình thương ti Bnh vin Ung bưu tng hoa cho cô Đinh Th Kim Phn (bên phi)

Gần 10 năm nay, cứ chiều thứ sáu và sáng thứ bảy hàng tuần, tại phòng sinh hoạt chung của Khoa Nhi – Bệnh viện Ung bướu (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) đều diễn ra giờ học chữ với đầy tiếng cười, niềm vui của trẻ nhỏ, người lớn. Người cần mẫn lui tới giảng dạy nhiều năm qua chính là cô giáo về hưu Đinh Thị Kim Phấn. Học trò là những đứa trẻ đang điều trị ung thư với nhiều hoàn cảnh và đến từ các tỉnh, thành khác nhau.

Tại đây, trong căn phòng rộng 30m2, có kệ sách, truyện, tập với khoảng 20 đứa trẻ mỗi buổi học được cô Phấn dạy đọc, tập viết và làm toán. Mặc dù độ tuổi, trình độ không giống nhau nhưng được cầm bút tập viết, làm toán đã giúp những gương mặt nhợt nhạt vì bệnh và thuốc có thần thái hơn.

Cô Phấn kể: “Bệnh tật khiến nhiều trẻ phải nghỉ học giữa chừng để điều trị. Có lẽ vì thế, tham gia lớp học này giúp các em vui hơn, khỏa lấp nỗi nhớ bạn bè, thầy cô trường lớp cũ. Nhiều em đến lớp với kim tiêm gắn trên tay, nhiều em trong quá trình xạ trị cũng đòi ba mẹ đưa đến lớp bằng được dù chỉ để nhìn các bạn ngồi học”.

Song song với học chữ, các em còn được tham gia các hoạt động văn nghệ, trò chơi và nhận quà bánh, sách bút, đồ chơi… nếu học tốt và chăm chỉ đến lớp. Đây là những phần quà do cô Phấn vận động người dân, mạnh thường quân đóng góp, hỗ trợ.

Vốn yêu trẻ nhỏ và mong muốn đóng góp một phần công sức cho xã hội nên học hết lớp 12, cô Phấn và một người bạn rời Sài Gòn lên Tây Nguyên gieo chữ cho con em đồng bào vùng đất này. Cuộc sống 12 năm không điện, nước, thiếu thốn đủ bề, chưa kể ngày ngày phải đối diện với sự rượt đuổi của bọn phản động Fulro nhưng được sự cưu mang của đồng bào, mọi khó khăn, vất vả đều không làm vơi đi niềm đam mê gieo chữ của cô Phấn. Hàng trăm đứa trẻ được cô và người bạn dạy cho biết đọc, biết viết…

Cô Đinh Th Kim Phn và Trung tá Nguyn Văn Tài là 2 trong s 84 cá nhân đưc nhn Bng khen ca Ban Thưng v Thành y TP.HCM do thc hin tt hc tp và làm theo tư tưng, đo đc, phong cách H Chí Minh năm 2018.

Sau đó, đứa con trai của cô ra đi vì sốt rét, cô Phấn đã trở về Sài Gòn và giảng dạy tại Trường Tiểu học Đuốc Sống (Q.1).

Năm 2007, tham gia chương trình Ước mơ của Thúy, cô Phấn có điều kiện đến Bệnh viện Ung bướu và đã chứng kiến những thiệt thòi của các bệnh nhi đang điều trị nơi đây. Năm 2009, còn hai năm nữa về hưu, cô quyết định xin mở lớp dạy học tình nguyện cho các em. Dù công việc gia đình, trường học lúc bấy giờ có chút ảnh hưởng nhưng trước tấm lòng của cô, gia đình, nhà trường đã tạo điều kiện. Bản thân cô cũng có lúc gặp khó khăn bởi điều kiện đi lại mưa nắng thất thường, sức khỏe không tốt nhưng chưa bao giờ cô vắng mặt. Trái lại cô vui cùng niềm vui, hạnh phúc của những đứa trẻ khi được đi học mà quên đi nỗi đau bệnh tật đang hành hạ thân thể. Mỗi ngày, lớp học vắng đi một đến vài học trò lại khiến cô đau lòng mà muốn gắn bó nhiều hơn với các em.

Trải qua gần 10 năm giảng dạy các bạn nhỏ thiếu may mắn ở Bệnh viện Ung bướu, điều khiến cô Phấn trăn trở, suy nghĩ là có nhiều em đến và ra đi rất nhanh. Chỉ còn lại đó hơn 800 cuốn tập đang viết dang dở được cô lưu lại. Nhiều cuốn ghi đầy đủ họ tên và cũng có nhiều cuốn không tên. Sau này, một số phụ huynh đã xin lại để lưu giữ kỷ niệm.

Cảm động trước việc làm của cô, trước những cuốn tập của học trò đang viết dang dở, 8 trong số nhiều giáo viên đến thăm đã quyết định cùng tham gia giảng dạy tình nguyện cùng cô. Bên cạnh đó, nhiều tình nguyện viên, mạnh thường quân cũng đến chung tay tổ chức các hoạt động vui chơi và tặng quà cho các bệnh nhi.

So với ngày đầu chỉ mình cô tham gia, cô Phấn cho rằng, hoạt động của lớp học diễn ra ngày càng ý nghĩa hơn vì nhận được nhiều sự quan tâm của giáo viên, sinh viên, mạnh thường quân. Điều này còn giúp các em có thêm nhiều sự sẻ chia, niềm vui để vượt qua bệnh tật.

“Ni cháo nghĩa tình” sưi m ngưi nghèo

Trung tá Nguyn Văn Tài – “cha đ” ca “Ni cháo nghĩa tình”

“Nồi cháo nghĩa tình” ấy được Trung tá Nguyễn Văn Tài – Trưởng công an P.Tam Phú, Q.Thủ Đức và các đồng nghiệp thực hiện để phát miễn phí cho người bệnh, người nghèo tại Bệnh viện Q.Thủ đức.

Anh Tài chia sẻ, trong thời gian làm nhiệm vụ tại Bệnh viện Q.Thủ Đức nhằm phòng chống tội phạm truy sát người đến tận bệnh viện, hành hung bác sĩ, anh đã có dịp chứng kiến nhiều bệnh nhân khó khăn, không có tiền để ăn đủ bữa, đủ dinh dưỡng sau phẫu thuật; nhiều người phải nhịn ăn để có tiền chi trả viện phí nên anh nghĩ ngay đến việc nấu cháo từ thiện.

Sau đó anh xin phép Trưởng công an Q.Thủ Đức, đồng thời vận động các chiến sĩ công an đóng góp 200 ngàn đồng tiền lương/tháng để mua gạo, rau, củ quả… nấu cháo. Cứ vào tối thứ ba, thứ năm hàng tuần, anh và các chiến sĩ Công an P.Tam Phú lại bắt tay vào làm để kịp sáng thứ tư, thứ sáu mang đến bệnh viện phát cho bệnh nhân, người nghèo.

Do hầu hết là nam giới nên “đội nấu cháo” đã gặp không ít khó khăn trong quá trình đi chợ mua nguyên liệu. Tuy nhiên, đồng cảm trước hoàn cảnh của người nghèo, anh Tài vẫn quyết tâm duy trì nồi cháo bằng cách nhờ thêm sự giúp sức của bảo vệ dân phố. Nhờ vậy, từ chỗ chỉ có 200 phần/lần phát nay đã tăng lên 400 phần. Một năm nay, cứ đúng 5 giờ 45 sáng thứ tư, thứ sáu hàng tuần, các chiến sĩ Công an P.Tam Phú lại chở nồi cháo đến Bệnh viện Q.Thủ Đức phát cho bệnh nhân.

“Nồi cháo nghĩa tình” không chỉ mang đến những bữa ăn dinh dưỡng cho người bệnh, người nghèo mà hơn hết còn gắn kết các chiến sĩ công an với người dân.

“Nhờ hoạt động phát cháo, người dân đã biết thêm số điện thoại của công an phường và của tôi. Qua đó, nhiều người dân đã cung cấp thông tin đến công an phường khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm. Không chỉ ở Thủ Đức mà cả Bình Dương, người dân cũng gọi điện báo tin. Đối với lực lượng công an thì đây là một thành công lớn bởi đã tạo được niềm tin trong nhân dân, trong phong trào toàn dân đấu tranh phòng chống tội phạm”, anh Tài nói.

Cũng theo anh Tài, “Nồi cháo nghĩa tình” ngày càng có nhiều người biết đến và đồng hành. Theo đó, người góp gạo, rau, người thì góp tiền, góp sức… giúp cho nồi cháo được duy trì hàng tuần để bệnh nhân, người nghèo có thêm nhiều suất ăn dinh dưỡng hơn.

Minh Phương

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)