Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Đến 2020, đất lúa giảm còn 3,8 triệu hécta

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Theo tờ trình của Chính phủ trước Quốc hội về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015), kết quả thực hiện các chỉ tiêu theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (tính đến 31.12.2010) về cơ bản đã đạt được các chỉ tiêu mà Quốc hội quyết định, trong đó có 33 chỉ tiêu đạt trên 90%, 5 chỉ tiêu đạt từ 70% đến dưới 90%, 4 chỉ tiêu đạt từ 60% đến dưới 70% và 2 chỉ tiêu đạt dưới 60%.

Tuy nhiên, tờ trình cũng chỉ ra những mặt còn tồn tại như chất lượng dự báo nhu cầu quỹ đất để đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các địa phương chưa được tính toán khoa học, chưa sát với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và nhu cầu của thị trường bất động sản, dẫn tới quỹ đất vừa thừa, vừa thiếu, dẫn đến phải điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng. Việc lập quy hoạch sử dụng đất theo đơn vị hành chính, không đảm bảo tính kết nối liên vùng, dẫn đến tình trạng mỗi địa phương vì lợi ích cục bộ, đề xuất quy hoạch thiếu đồng bộ, ảnh hưởng đến lợi ích chung…

Ủy ban Kinh tế của QH nhận xét: Trong 10 năm qua, đã có 270.000ha đất lúa nước được chuyển cho các mục đích khác. Trong khi đây là các loại đất chuyên trồng lúa nước có năng suất cao. Hay đất khu công nghiệp đạt tỉ lệ quy hoạch 100%, xong đầu tư dàn trải, tỉ lệ lấp đầy đạt thấp… Tương tự, các khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu cũng đầu tư thiếu đồng bộ về hạ tầng, nhiều công trình lãng phí đất đưa vào sử dụng. Việc sử dụng đất xây dựng sân bay, cảng biển, sân golf thời gian qua cũng đang là những vấn đề được dư luận quan tâm.

Trên cơ sở các mục tiêu cần đạt được, Ủy ban Kinh tế của QH yêu cầu cần giữ diện tích đất lúa ở mức 3,8 triệu hécta để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trong dài hạn. Đối với quy hoạch sử dụng đất làm khu công nghiệp, ủy ban lưu ý, việc phát triển nhanh các KCN thời gian qua còn nhiều tồn tại, bất cập. Vì vậy, quy hoạch tới đây cần dựa trên cơ sở lợi thế cạnh tranh, chú trọng quy hoạch theo vùng, không nên đầu tư dàn trải, theo địa giới hành chính. Việc tăng diện tích khu công nghiệp từ 72.000ha lên 200.000ha đến năm 2020 cần được tính toán, cân nhắc hiệu quả kinh tế – xã hội. Đặc biệt, các địa phương khi phê duyệt các dự án KCN mới cần căn cứ vào tỉ lệ lấp đầy của các KCN hiện có tại địa phương mình và các vùng lân cận. Phấn đấu đạt tỉ lệ lấp đầy từ 60-70% trong vòng khoảng 4-5 năm sau khi đi vào hoạt động.

Hồng Quân

Theo Lao Động

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)