Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Đến bảo tàng để học văn

Tạp Chí Giáo Dục

Các em hc sinh lng nghe nhân viên thuyết minh ti Bo tàng Chng tích chiến tranh

Nhằm đổi mới phương pháp dạy và mở rộng không gian lớp học, mới đây Tổ ngữ văn Trường THPT Giồng Ông Tố (Q.2, TP.HCM) đã tổ chức chương trình ngoại khóa “Học văn từ bảo tàng” cho hơn 500 học sinh lớp 12. Chương trình không chỉ phục vụ bài học, thu hút học sinh đến với môn văn mà qua những góc nhìn thực tế còn giáo dục truyền thống lịch sử, đạo đức lối sống cho học sinh. Theo đó, học sinh đã có chuyến trải nghiệm thực tế bổ ích tại Bảo tàng Hồ Chí Minh và Bảo tàng Chứng tích chiến tranh.

Thầy Phương Thanh Vũ (Tổ trưởng Tổ ngữ văn nhà trường) cho hay, trong chương trình ngữ văn 12 có một bài về tác giả Hồ Chí Minh, về Tuyên ngôn độc lập và những bài văn học về kháng chiến chống Mỹ. Chuyến trải nghiệm trên là cách cung cấp các chất liệu thực tế nhất cho học sinh về bài học. “Dạy về chiến tranh, về Bác Hồ, nếu đơn thuần chỉ là những thông tin từ SGK thì chưa đủ. Bởi học sinh lớp 12 còn quá nhỏ để hiểu một cách sâu sắc, khái quát nhất về tư tưởng của Bác, về con người, lý tưởng của Bác, càng không thể hiểu những tàn khốc, dã man của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước mà dân tộc ta đã trải qua. Chuyến trải nghiệm tại hai bảo tàng sẽ giúp các em hiểu hơn kiến thức bài học, mở rộng tầm hiểu biết của mình, từ đó học văn sẽ thấu hiểu hơn”, thầy Vũ chia sẻ.

Sau chuyến trải nghiệm, học sinh phải hoàn thành bài viết thu hoạch về cảm nhận của bản thân. Do đó, đòi hỏi các em phải biết quan sát, lắng nghe, chọn lọc những hình ảnh, tư liệu để phục vụ cho bài viết của mình. “Như thế lại rèn cho các em khả năng quan sát, nắm bắt vấn đề. Đặc biệt là khơi lên trong các em trách nhiệm của bản thân với những vấn đề lịch sử của đất nước, vai trò của bản thân trong việc giữ gìn và dựng xây đất nước”, thầy Vũ nói.

Hai em Lê Thị Thu Nguyệt và Phan Tuyết Hương (lớp 12N) cho hay, so với tiết học trên lớp thì tiết học mở rộng giúp bản thân học được thêm nhiều kiến thức, ngoài kiến thức bài học còn là kiến thức về lịch sử, chiến tranh, hào khí dân tộc, chất độc da cam… “Những bức hình về chiến tranh như lời nhắc nhở của các thế hệ đi trước đến chúng em, về bài học của lòng yêu nước, về trách nhiệm phải gìn giữ Tổ quốc mình. Bởi chiến tranh thật sự quá tàn khốc, hơn tất cả những gì mà chúng em đã tưởng tượng”, Tuyết Hương chia sẻ. Còn với Dương Chí Khang (lớp 12B), chuyến trải nghiệm lại cho em sự hình dung rõ hơn về Bác Hồ, về trách nhiệm với những người đã khuất trong chiến tranh. “Khi nhìn chiếc áo kaki bạc màu của Bác trưng bày ở bảo tàng, em thật sự xúc động. Em học được ở Bác sự giản dị, cần kiệm. Những hình ảnh về chiến tranh khiến em ám ảnh khôn nguôi, tự nhủ mình phải cố gắng hơn nữa trong học tập. Học không chỉ cho mình, cho gia đình, xã hội mà còn cho những người đã ngã xuống vì hòa bình hôm nay”, Chí Khang bày tỏ.

Bài, ảnh: Đ.Yến

 

Bình luận (0)