Khoa học - Công nghệSản phẩm công nghệ

Đèn có khả năng phát sáng nhờ nước mắt

Tạp Chí Giáo Dục

Một công ty Nhật Bản chế tạo thành công loại đèn LED có khả năng tạo ra điện nhờ dung dịch muối.
Mọi dung dịch chứa muối, bao gồm nước mắt, đều có thể tạo ra điện cho đèn GH-LED10WBW. Ảnh: Gizmodo.
GH-LED10WBW, tên của đèn LED tạo ra điện bằng dung dịch muối, có thể phát sáng trong 8 giờ với 350 ml nước muối. Bạn cũng có thể kết nối đèn với các thiết bị nhỏ bằng dây USB để cấp điện cho chúng. Loại đèn độc đáo này là phát minh của Green House, một công ty sản xuất các sản phẩm công nghệ thông tin tại Nhật Bản, Gizmodo đưa tin.
Andrew Liszewski, một chuyên gia của tạp chí Gizmodo, giải thích rằng GH-LED10WBW chứa các thanh magie và carbon. Các thanh này chìm trong dung dịch muối, thứ đóng vai trò như chất điện phân. Trên phương diện lý thuyết, mọi dung dịch chứa muối – bao gồm nước mắt – đều có thể tạo ra điện cho đèn.
Green House thông báo họ sẽ tung đèn mới ra thị trường vào giữa tháng 9, song không tiết lộ giá. Sự ra đời của nó là bước khởi đầu trong chiến lược sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường nhằm giảm ô nhiễm không khí, rác, nước thải. Tuy nhiên, các thanh magie trong đèn chỉ sản xuất điện trong 120 giờ. Nhược điểm này có thể khiến nó trở nên kém hấp dẫn hơn so với pin sạc.
LED, viết tắt của Light-Emitting-Diode (đi-ốt phát quang), là một nguồn sáng phát sáng khi dòng điện tác động lên nó. Hoạt động của LED dựa trên công nghệ bán dẫn. Trong khối điốt bán dẫn, electron chuyển từ trạng thái có mức năng lượng cao xuống trạng thái có mức năng lượng thấp hơn và sự chênh lệch năng lượng này tạo nên những dạng ánh sáng khác nhau. Màu sắc của LED phụ thuộc vào hợp chất bán dẫn và đặc trưng bởi bước sóng của ánh sáng phát ra.
Theo VNE

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)