Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Đến hẹn lại… lo

Tạp Chí Giáo Dục

Ch s ít trưng CĐ-TC không quá lo lng v ch tiêu tuyn sinh, còn li trong tình trng hi hp ch “vét” thí sinh.

Sinh viên Trưng CĐ Kinh tế – K thut TP.HCM gii thiu trang thiết b ngh cơ đin t đến hc sinh ph thông trong mt ngày hi

Theo Phòng Giáo dục nghề nghiệp (Sở LĐ-TB&XH TP.HCM), so với chỉ tiêu năm 2018 (tuyển 461.000 học sinh – sinh viên; trong đó CĐ: 45.000, TC: 36.000, trình độ sơ cấp và nghề dưới 3 tháng là 380.000), đến thời điểm này công tác tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp (GDNN) chỉ đạt 44,5% (tuyển được 205.187 học sinh – sinh viên; trong đó trình độ CĐ: 7.663, TC: 6.283, sơ cấp: 81.402 và đào tạo dưới 3 tháng là 109.839). Trong khi đó, hiện nay các trường ĐH vẫn còn xét tuyển thí sinh, vì vậy, điều lo ngại của các trường CĐ-TC là chỉ tiêu mà thành phố giao khó hoàn thành được.

Lo không còn ngun đ tuyn

Một trong những trường CĐ có số lượng hồ sơ nộp vào ổn định từ nhiều năm nay là Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức. Bà Nguyễn Thị Lý (Hiệu trưởng nhà trường) thông tin, đến thời điểm này đã có hơn 11.000 thí sinh nộp hồ sơ vào trường, trong đó 1.500 thí sinh đã đóng tiền. Theo bà Lý, so với năm ngoái, tình hình tuyển sinh của trường năm nay khả quan hơn.

Tương tự, ông Lê Minh Kha (Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng) cho biết năm nay trường đã nhận 10.000 hồ sơ. So với chỉ tiêu dự kiến ban đầu là 3.000 thì số hồ sơ nộp vào là niềm ao ước của một số trường. Tuy nhiên, theo ông Kha, thời hoàng kim của trường có năm lên đến 20.000 hồ sơ.

Không phải trường CĐ-TC nào cũng tuyển sinh được như thế. Ông Lê Lâm (Hiệu trưởng Trường CĐ Đại Việt) chia sẻ, điểm sàn vào các trường ĐH thấp, xét học bạ 3 năm THPT cũng chỉ 6.0, xem như các trường ĐH đã “hứng” hết thí sinh chứ không còn “lọt sàn xuống nia”. Với tình hình này, ông Lâm hy vọng năm nay Trường CĐ Đại Việt tuyển sinh đạt từ 50-70% chỉ tiêu.

Ông Đặng Văn Sáng (Hiệu trưởng Trường TC Bách khoa TP.HCM) cho biết chỉ tiêu tuyển sinh của trường năm học này là 1.200 học sinh, nhưng hiện nay trường chỉ tuyển được 400 – tức chỉ mới 1/3 chỉ tiêu. Trong khi đó, TS. Nguyễn Thị Hằng (Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ nghệ II) lo lắng, đến nay trường đã tuyển được khoảng 700 sinh viên nhưng số người học nghề phục vụ xuất khẩu lao động lên đến 500.

Trước kỳ thi THPT quốc gia 2018, các trường CĐ-TC cũng đã tổ chức giới thiệu ngành nghề, định hướng và phân luồng học sinh, đưa học sinh tham quan, tiếp cận trang thiết bị đào tạo hiện đại… Tuy nhiên, đến giờ này có trường chưa tuyển được 1/10 chỉ tiêu đưa ra.

Ông Đặng Minh Sự (Trưởng phòng GDNN, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) đánh giá, tâm lý coi trọng bằng cấp trong một bộ phận người dân ảnh hưởng lớn đến công tác tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp cho học sinh sau tốt nghiệp THCS. Nguyên nhân nữa khiến tuyển sinh GDNN gặp khó là điểm sàn của giáo dục ĐH thấp, tạo tính cạnh tranh mạnh với GDNN.

“Hiện nay việc tuyên truyền, biểu dương cá nhân thành đạt xuất thân từ GDNN chưa được các trường quan tâm thực hiện. Do đó chưa tạo hiệu quả, thuyết phục với xã hội về tầm ảnh hưởng của GDNN. Thêm nữa là các trường chưa quan tâm nhiều đến đầu tư cơ sở vật chất, sử dụng phương tiện, trang thiết bị đào tạo lạc hậu so với thực tế sản xuất”, ông Sự thẳng thắn chỉ ra.

Các trưng phi t “làm mi”

TS. Nguyễn Thị Hằng cho rằng thị trường đào tạo nghề hiện nay quá màu mỡ, doanh nghiệp tự tìm đến trường để đặt hàng chứ không như 5-7 năm trước trường tìm kiếm doanh nghiệp liên kết nhằm tháo gỡ khó khăn. Tuy nhiên, sự đồng bộ trong toàn hệ thống các trường CĐ-TC chưa tốt, không phải trường nào cũng tuyển sinh được. Riêng Trường CĐ Kỹ nghệ II thực hiện tự chủ tài chính từ năm 2016. Với quy mô đào tạo 5.000 sinh viên thì trường gặp không ít khó khăn khi nguồn thu duy nhất là học phí. Nếu thu học phí quá cao để bù chi thì khó cạnh tranh với các trường lân cận.

“Tôi mong rằng thời gian tới sẽ có nhiều trường thực hiện tự chủ, từ đó có mức học phí ngang nhau sẽ thuận lợi hơn trong tuyển sinh và nâng cao chất lượng đào tạo. Để tuyển sinh hiệu quả hơn, khối các trường CĐ-TC cần liên kết thành lập hội để chia sẻ thông tin, định hướng phát triển GDNN”, bà Hằng đề xuất.

Trước thực trạng GDNN tuyển sinh èo uột như hiện nay, ông Nguyễn Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) khẳng định công tác tuyển sinh chưa tốt là do các trường chưa tạo được uy tín trong xã hội. Trường công hay trường tư thì cũng phải “làm mới” để người học tự tìm đến chứ không thể ngồi đó mà kêu khó.

“Các trường tuyển sinh không tốt thì cần xem lại mình như thế nào để từ đó có hướng đi đúng hơn. Trường nghề đào tạo có chất lượng nhưng không truyền thông, quảng bá hình ảnh đơn vị thì cũng chẳng ai biết. Vì vậy, các trường CĐ-TC cần chú ý đến công tác tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu ngành nghề đào tạo với học sinh và phụ huynh. Đặc biệt là giữ đúng cam kết giới thiệu việc làm cho học sinh – sinh viên sau tốt nghiệp”, ông Lâm yêu cầu.

T.Anh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)