Với một loạt các chỉ dấu trong điều hành chính sách tiền tệ được NHNN liên tục tung ra trong thời gian vừa qua, kỳ vọng về một mặt bằng lãi suất có thể hạ nhiệt thực sự là điều khó có thể trở thành hiện thực trong ít nhất vài tháng, như nhiều nhận định.
Ngay trong những ngày đầu tháng 4.2011, thị trường bắt đầu chứng kiến cuộc đua tăng lãi suất tiền không kỳ hạn của hàng loạt NH. Một hiện tượng mới trên thị trường lãi suất, và theo nhận định của một số tổ chức, lãi suất huy động không kỳ hạn bị đẩy lên những mức rất cao (9-10%) thay cho mức 2-3% trước đây chỉ ít ngày sau khi NHNN ban hành quy định các khoản tiền rút vốn trước hạn chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn thay vì để các NH tự quyết như trước.
Từ cuối năm 2010, lãi suất huy động đã từng bị đẩy lên 17%/năm và hiện lãi suất huy động vẫn ở mức cao. Ảnh: Kỳ Anh
|
Theo CTCK Bảo Việt (BVSC), quyết định này vô tình đẩy thị trường huy động vào một cuộc đua mới, gây rủi ro thanh khoản cho cả hệ thống NH. Bởi nguồn vốn không kỳ hạn vốn chiếm một tỉ trọng khá lớn trong cơ cấu huy động của một số NH, thậm chí có thể lên tới 10-40% tổng nguồn vốn huy động vì thường là khoản tiền gửi thanh toán với giá trị lớn của các DN. Diễn biến này đưa đến quan ngại cuộc đua lãi suất không kỳ hạn có thể mang đến những bất ổn cho thị trường tiền tệ.
BVSC cho rằng, giải pháp mà NHNN có thể can thiệp lúc này là ban hành thêm quy định về mức trần lãi suất tiền gửi không kỳ hạn, tương tự như đã làm với trần lãi suất huy động có kỳ hạn hiện nay. Cùng với giải pháp này là động thái thanh kiểm tra nhằm tránh hiện tượng các NH “vượt rào”.
Trong khi đó, động thái tăng lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên NH lên 13% kể từ đầu tháng 4, từ mức 12% trước đó cũng tạo nên những tác động khác. Chưa kể đây là lần thứ ba NHNN tăng lãi suất tái cấp vốn với tổng mức điều chỉnh là 4%, từ 9% lên 13%.
Dấu hiệu này tiếp tục khẳng định chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, đồng thời, như nhận định của BVSC, cảnh báo tới công tác quản trị của một vài NH thường xuyên gặp khó khăn về thanh khoản.
Song việc tăng lãi suất tái cấp vốn của NHNN lên 13% cũng có thể sẽ tác động tiêu cực tới mặt bằng lãi suất trong ngắn hạn, dù rằng về trung và dài hạn sẽ góp phần nâng cao việc quản trị thanh khoản trong toàn hệ thống NH, vốn là yếu tố gây mất ổn định thị trường tiền tệ trong suốt thời gian qua.
Các dấu hiệu thắt chặt tiền tệ trên đây cũng như diễn biến mặt bằng lãi suất trên thị trường, cộng với diễn biến của lạm phát các tháng qua và dự báo trong tháng 4 này sẽ là yếu tố chi phối rất lớn đến xu hướng lãi suất. Nhiều ý kiến cho rằng, chỉ số giá tiêu dùng trong năm 2011 lập đỉnh trong tháng 3 với con số 2,17% và sau thời điểm này là khoảng thời gian CPI hạ nhiệt.
Song lần điều chỉnh giá xăng lần 2 vào ngày 30.3 vừa qua được cho chắc chắn sẽ có tác động tới chỉ số CPI trong tháng 4.2011. Kỳ vọng về việc có thể giữ CPI trong khoảng 1%, thậm chí là dưới 1% có thể khó thành hiện thực và một số dự đoán còn cho rằng, CPI tháng 4 nhiều khả năng sẽ dao động trong khoảng 1 tới 1,5%. Mặt bằng lãi suất vì thế khó có hy vọng giảm xuống rõ rệt, theo như nhận định của BVSC, ít nhất cho đến hết quý II/2011.
BVSC cho rằng, giải pháp mà NHNN có thể can thiệp lúc này là ban hành thêm quy định về mức trần lãi suất tiền gửi không kỳ hạn, tương tự như đã làm với trần lãi suất huy động có kỳ hạn hiện nay. Cùng với giải pháp này là động thái thanh kiểm tra nhằm tránh hiện tượng các NH “vượt rào”.
Trong khi đó, động thái tăng lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên NH lên 13% kể từ đầu tháng 4, từ mức 12% trước đó cũng tạo nên những tác động khác. Chưa kể đây là lần thứ ba NHNN tăng lãi suất tái cấp vốn với tổng mức điều chỉnh là 4%, từ 9% lên 13%.
Dấu hiệu này tiếp tục khẳng định chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, đồng thời, như nhận định của BVSC, cảnh báo tới công tác quản trị của một vài NH thường xuyên gặp khó khăn về thanh khoản.
Song việc tăng lãi suất tái cấp vốn của NHNN lên 13% cũng có thể sẽ tác động tiêu cực tới mặt bằng lãi suất trong ngắn hạn, dù rằng về trung và dài hạn sẽ góp phần nâng cao việc quản trị thanh khoản trong toàn hệ thống NH, vốn là yếu tố gây mất ổn định thị trường tiền tệ trong suốt thời gian qua.
Các dấu hiệu thắt chặt tiền tệ trên đây cũng như diễn biến mặt bằng lãi suất trên thị trường, cộng với diễn biến của lạm phát các tháng qua và dự báo trong tháng 4 này sẽ là yếu tố chi phối rất lớn đến xu hướng lãi suất. Nhiều ý kiến cho rằng, chỉ số giá tiêu dùng trong năm 2011 lập đỉnh trong tháng 3 với con số 2,17% và sau thời điểm này là khoảng thời gian CPI hạ nhiệt.
Song lần điều chỉnh giá xăng lần 2 vào ngày 30.3 vừa qua được cho chắc chắn sẽ có tác động tới chỉ số CPI trong tháng 4.2011. Kỳ vọng về việc có thể giữ CPI trong khoảng 1%, thậm chí là dưới 1% có thể khó thành hiện thực và một số dự đoán còn cho rằng, CPI tháng 4 nhiều khả năng sẽ dao động trong khoảng 1 tới 1,5%. Mặt bằng lãi suất vì thế khó có hy vọng giảm xuống rõ rệt, theo như nhận định của BVSC, ít nhất cho đến hết quý II/2011.
Văn Nguyễn / Lao Động
Bình luận (0)