Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đến năm 2030: TP.HCM sẽ hình thành đầy đủ nền tảng dữ liệu của đô thị thông minh

Tạp Chí Giáo Dục

Chương trình chuyn đi s (CĐS) ca TP.HCM vi mc tiêu đến năm 2025 s thuc 5 đa phương đng đu v chính ph đin t, kinh tế s chiếm 25% GRDP; đến năm 2030, s hình thành đy đ nn tng d liu ca đô th thông minh phc v phát trin chính quyn s, kinh tế s và xã hi s, d liu đưc chia s toàn xã hi.

Ông Lâm Đình Thắng (thứ 2 bên phải) tìm hiểu các mô hình, nền tảng chuyển đổi số tại Tuần lễ Chuyển đổi số TP.HCM năm 2024

Chuyn đi s toàn din

Ông Lâm Đình Thắng – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM – cho biết, trong 4 năm qua, TP đã tập trung hoàn thành nhiều nhiệm vụ và giải pháp CĐS trọng tâm. Đó là đổi mới tư duy và thống nhất nhận thức; phát triển hạ tầng số; phát triển các nền tảng số dùng chung với quy mô toàn TP đảm bảo an toàn an ninh thông tin. TP cũng đã thúc đẩy phát triển kinh tế số trong các ngành, lĩnh vực trọng tâm như thương mại điện tử, giao thông vận tải, logistics, tài chính – ngân hàng, năng lượng, du lịch.

“TP đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ đưa toàn bộ nền hành chính lên các nền tảng số hướng tới mục tiêu CĐS toàn diện về chính quyền số làm cơ sở bền vững thúc đẩy kinh tế số, xã hội số”, ông Thắng cho biết.

Theo ông Thắng, TP đưa nhiều định hướng để CĐS. Cụ thể, phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh và CĐS. CĐS phải luôn song hành với chuyển đổi xanh, phát triển công nghiệp xanh gắn liền với công nghiệp số.

TP ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng số nhằm tạo ra không gian phát triển mới, phải được ưu tiên đầu tư, hiện đại hóa và đi trước một bước để thúc đẩy CĐS, phát triển kinh tế số, xã hội số. Kiên trì xây dựng và phát triển nền tảng số là hạ tầng mới trên không gian mạng, giải quyết nhanh các bài toán cụ thể của CĐS, thúc đẩy nhanh quá trình CĐS của toàn TP.

“Qua quá trình thực tiễn triển khai trong thời gian qua, chúng tôi thấy rằng ban đầu khái niệm nền tảng số khá mới nhưng khi Ban chỉ đạo CĐS TP quyết liệt trong vấn đề xây dựng nền tảng số thì tốc độ tiếp cận, ứng dụng và khai thác các nền tảng số TP dành cho các sở ngành, quận, huyện, phường xã rất nhanh. Do đó, TP sẽ kiên trì phát triển các nền tảng số dùng chung cho TP trong thời gian tới”, ông Thắng chia sẻ.

Hiện TP.HCM đã vận dụng tối đa thẩm quyền để xây dựng chính sách cho CĐS, hoạt động trên môi trường số có tính vượt trội nhằm kiến tạo phát triển kinh tế số và xã hội số, đóng vai trò quyết định trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

TP.HCM xác định quản trị số dựa trên công nghệ số và dữ liệu số là nền tảng để quản trị TP trong giai đoạn 2026-2030; đảm bảo phát triển nhanh, bền vững, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý, góp phần quan trọng vào chủ trương hiện đại hóa quản trị quốc gia.

Ông Thắng thông tin thêm, TP cũng vận dụng các nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển nhanh nguồn nhân lực số nhằm thực hiện CĐS hiệu quả và bền vững. Xây dựng chính sách thu hút hiệu quả các nhà đầu tư tham gia các lĩnh vực có tính chiến lược như phát triển hạ tầng số, công nghiệp công nghệ số, nhất là công nghiệp bán dẫn. Bên cạnh đó, TP phát triển các khu công nghiệp công nghệ thông tin tập trung, trí tuệ nhân tạo, trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây…

Phát triển xã hội số, phổ cập kỹ năng số để người dân được tiếp cận kiến thức, trang bị khả năng để tham gia tích cực và thụ hưởng bình đẳng các thành quả trong quá trình CĐS, chung tay xây dựng một xã hội số bao trùm và toàn diện.

Khó khăn ln nht vn là ngun nhân lc

Dù đã đạt được nhiều kết quả và có định hướng cụ thể nhưng TP.HCM vẫn gặp không ít khó khăn trong CĐS.

Bà Võ Thị Trung Trinh – Giám đốc Trung tâm CĐS TP.HCM – nhìn nhận, khó khăn đối với CĐS hiện nay là việc thực thi chính sách. TP đã xác định giải pháp nền tảng số dùng chung rất quan trọng trong việc thúc đẩy CĐS. Nhưng muốn làm tốt việc này đòi hỏi các sở, ban, ngành, quận, huyện phải triển khai nhanh, đồng bộ để kết nối chia sẻ dữ liệu. Do đó, TP phải làm sao để khi chính sách CĐS được ban hành, các đơn vị dễ dàng thực hiện, không gặp rào cản.

Về những nội dung liên quan đến việc triển khai kế hoạch, hệ thống CĐS, bà Trinh cho biết, thông thường các đơn vị chỉ tập trung vào lĩnh vực mình quan tâm nên không tạo nên sự hài hòa đối với nền tảng CĐS. TP phải có quy định về trách nhiệm để đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện CĐS đảm bảo tính hài hòa, nền tảng CĐS của mình thống nhất, có sự tương tác với các đơn vị khác.

Bên cạnh đó, công tác nhân lực thực hiện nhiệm vụ CĐS cũng là bài toán rất lớn của TP.HCM. Theo bà Trinh, nguồn nhân lực cho CĐS không những thiếu ở cơ sở còn thiếu ở cấp sở ngành, quận huyện. Qua khảo sát, một quận, huyện, sở, ngành chỉ có 1-3 nhân lực phụ trách CĐS, công nghệ thông tin và trong đó đã có 1 vị trí kiêm nhiệm là do phó văn phòng cấp sở hoặc UBND quận, huyện phụ trách.

Theo ông Trần Quý – Chi hội phó Hội Truyền thông số chi nhánh miền Nam, TP.HCM có thuận lợi là nhanh chóng thích nghi với mọi sự thay đổi. TP là trung tâm kết nối đầu tư nước ngoài, là cửa ngõ kinh tế. Tuy nhiên, cái khó nhất của TP là nguồn nhân lực phù hợp với CĐS, công nghệ cao, thích ứng xã hội 4.0.

“Để có nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thay đổi trong CĐS thì không chỉ TP.HCM mà nhiều tỉnh, thành trên cả nước đều gặp phải. Tuy nhiên, đào tạo bài bản cho nhóm nhân sự của các ngành dịch vụ để đáp ứng CĐS là một thách thức không hề nhỏ. Nhân lực cho các ngành công nghiệp tự động chiếm khoảng 20% và đang thiếu hụt khá nhiều. Thay đổi của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đến rất nhanh trong khi đào tạo chưa theo kịp”, ông Quý chia sẻ.

Ở góc độ địa phương, ông Đào Quang Dũng – Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin quận 10 – chia sẻ, việc nâng cao chỉ số CĐS là một thách thức và nhiệm vụ quan trọng, trong đó nhận thức của người dân và doanh nghiệp đóng vai trò quyết định. UBND quận 10 đã mời các đơn vị cung cấp giải pháp tổ chức hội thảo, đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp để tăng cường nhận thức.

Ông Nguyễn Đông Tùng – Chủ tịch UBND quận Phú Nhuận – nhìn nhận, tiến trình CĐS vẫn còn khó khăn như hạ tầng số chưa hoàn thiện, thiếu hụt kỹ năng số trong cộng đồng dân cư, công nghệ thay đổi nhanh chóng, thiếu sự hỗ trợ và tư vấn một cách chuyên nghiệp, rủi ro về an ninh mạng, nguồn vốn đầu tư lớn.

“Dù khó khăn nhưng chúng tôi quyết tâm CĐS gắn với cải cách hành chính. Cải cách hành chính phải mang tính bền vững để giảm tối đa chi phí, tăng tính minh bạch, còn CĐS phải tạo ra sự khác biệt trong cải cách hành chính”, ông Tùng nói.

Song Hu

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Xin lỗi vì bài viết này không hữu ích cho bạn

Giúp chúng tôi cải thiện

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Bình luận (0)