Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Đến trường là niềm vui, hạnh phúc của thầy và trò

Tạp Chí Giáo Dục

M ca trưng hc có kim soát là mt trong nhng bin pháp đ xã hi thích ng an toàn, linh hot trong môi trưng có dch Covid-19 và là cách đ ngành giáo dc “bình thưng mi”.


Đưc đến trưng là nim vui, hnh phúc ca hc sinh

Nhiu h ly khi hc trc tuyến kéo dài

Là chuyên gia tư vấn tâm lý học đường, ThS. Lê Minh Huân cho biết, thời gian học trực tuyến vừa qua đã nhận được rất nhiều yêu cầu tư vấn tâm lý từ cả phụ huynh, học sinh. Đa phần ở bậc trung học – lứa tuổi có nhiều thay đổi về tâm sinh lý và đang định hình cái tôi cá nhân.

Có trường hợp, phụ huynh than rằng bình thường con trai đi học rất ngoan, song thời gian học online mấy tháng trở nên hư hơn, không nghe lời, nói dối và trốn miết trong phòng để chơi game. Trường hợp khác, phụ huynh kể con gái mình tính tình gần đây bỗng cáu bẩn, lúc tức giận vì không hiểu bài có thể hét thẳng vào mặt mẹ, có xu hướng bạo lực hơn với em trai – trong khi cô bạn từng là một học sinh gương mẫu, cán bộ lớp được mọi người yêu mến.

Đặc biệt, có trường hợp phụ huynh “khóc hết nước mắt” khi con gái mình đang học lớp 7, gia đình ly thân, mùa dịch về sống với mẹ, học hành chểnh mảng và hay cãi lời mẹ. Nguy hiểm hơn là còn gửi hình ảnh, video nhạy cảm cho bạn cùng lớp…

ThS. Lê Minh Huân nhấn mạnh, hệ lụy của việc học trực tuyến kéo dài là cực kỳ lớn, ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp của cả thầy và trò. Quá trình học trực tuyến thường thiếu người giám sát, động viên, dễ tiếp cận các website, chương trình khác từ internet nên học sinh dễ lơ là, mất kiểm soát hành vi. Xa hơn, các em có thể trở thành nạn nhân của các trang web xấu.

“Kéo dài học trực tuyến sẽ dẫn đến giảm hứng thú học tập, tiếp thu vì học sinh dễ cảm thấy nhàm chán do các tác động lặp lại, đơn điệu thông qua phương tiện kĩ thuật. Lâu dần học sinh dễ ù lì, lười vận động, xu hướng suy nghĩ và hành động tiêu cực cũng gia tăng theo thời gian nếu nỗ lực cá nhân thấp. Kết quả học tập sẽ giảm sút hoặc không được đánh giá đúng năng lực, nỗ lực của học sinh…”, ThS. Huân bổ sung.

Hiệu trưởng 1 trường THCS nổi tiếng tại TP.HCM thẳng thắn, đến thời điểm này, học sinh gần như đã “chán” học online. Việc chỉ loanh quanh trong nhà, hàng ngày đối diện với màn hình máy tính, điện thoại; thầy cô, bạn bè chỉ nhìn thấy nhau, tương tác qua công nghệ… Bạn bè không gặp gỡ nhau, trong khi ba mẹ thì đi làm.

“Khi lấy ý kiến khảo sát về đi học lại, có đến trên 92% phụ huynh khối 9 đồng ý cho con mình đi học trực tiếp. Con số này ở các khối khác cũng dao động đến trên 80%. Như vậy, nhu cầu đi học trực tiếp của học sinh, phụ huynh là rất lớn, rất cần thiết”, hiệu trưởng này chia sẻ.

Vị hiệu trưởng này nhận định, việc học online trong suốt vài tháng qua với nhiều học sinh đã quá ngưỡng chịu đựng. Thực tế, không phải học sinh nào cũng có anh chị em, rất nhiều gia đình, đặc biệt là các gia đình khá giả thì các em là con một nên học trực tuyến kéo dài lại là thời gian bí bách nhất. Không có bạn bè đồng trang lứa chia sẻ, không được tham gia vào các hoạt động giao tiếp, xã hội, cộng đồng…, các em buộc sẽ phải tìm đến các hoạt động vui chơi, giải trí trên mạng xã hội.

“Nhiều giáo viên than với tôi rằng, hiện nay lớp học trực tuyến đã không còn sôi nổi như trước nữa. Ngày càng có nhiều học sinh có xu hướng tắt camera trong lớp học, không giao tiếp trong lớp, thậm chí gọi tên cũng không trả lời. Giáo viên phải nói chuyện với phụ huynh để nhờ hỗ trợ, tăng cường phối hợp. Nếu không có sự quản lý, giám sát đúng mực của người lớn trong quá trình học trực tuyến tại nhà, học sinh sẽ trở nên khép kín, lệ thuộc vào công nghệ, ảnh hưởng đến kết quả học tập, phát triển nhân cách”.

Đến lúc các em phi tr li trưng hc

ThS. Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du) cho rằng, đã đến lúc học sinh cần được trở lại trường học. Mở cửa trường học trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến khó lường, biến chủng mới Omicron cần thời gian nghiên cứu không tránh khỏi những lo lắng của phụ huynh, nhà trường và toàn xã hội.

Tuy nhiên, chúng ta không thể giữ chân học sinh trong nhà suốt 8 tháng ròng chỉ được học tập, giao tiếp với bạn bè, thầy cô qua màn hình điện thoại, máy tính. Và cũng không thể chắc chắn rằng học sinh ở nhà là không bị nhiễm bệnh, đến trường sẽ dễ nhiễm bệnh hơn.

“Trong thời gian học trực tuyến ở nhà cũng đã có nhiều học sinh nhiễm Covid-19, mà nguồn lây là từ chính những người trong gia đình. Tại sao người lớn được ra ngoài làm việc, cafe, tiệc cưới, tập gym, được giao tiếp và thực hiện các nhu cầu cá nhân trong khi học sinh trung học, hầu hết các em đã được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin phòng Covid-19, các em đã lớn, đã có ý thức phòng dịch và nhận thức được vấn đề thì lại ở nhà”.

Từ phân tích trên, thầy Phú khẳng định, việc học sinh đến trường là một trong cách thức tốt nhất để xã hội thích ứng an toàn, linh hoạt trong môi trường có dịch Covid-19, là cách ngành giáo dục “bình thường mới”. “Bình thường mới khi mở cửa trường học không có nghĩa là các hoạt động học tập, giáo dục, vui chơi trở lại như ngày chưa có dịch. Bình thường mới là mỗi thành viên trong nhà trường, từ học sinh, giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý và phụ huynh đều phải nâng cao ý thức phòng chống dịch, cùng chung tay xây dựng lớp học xanh, trường học xanh, gia đình xanh. Với học sinh vì lý do nào đó mà chưa tiêm vắc-xin đầy đủ, nhà trường đều có biện pháp để đảm bảo an toàn, bảo vệ các em”.


Môi trưng hc tp trc tiếp s giúp hc sinh phát trin các k năng, hoàn thin, hình thành nhân cách

Tương tự, cô Bùi Minh Tâm (Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh) nhấn mạnh, được trở lại trường học là hạnh phúc, niềm vui của tuổi học trò, là nhu cầu chính đáng của học sinh, giáo viên trong bối cảnh hiện nay khi hầu hết các ngành nghề đều đã và đang thích ứng an toàn trong bối cảnh dịch bệnh.

Học trực tiếp không chỉ tạo ra sự tương tác trực quan để bài học thêm hiệu quả mà quan trọng hơn là môi trường giáo dục trực tiếp sẽ giúp học sinh xây dựng được các mối quan hệ, giao tiếp, hình thành cho các em các kỹ năng mà môi trường lớp học ảo không mang lại được, từ đó góp phần hình thành nhân cách cho các em, giúp các em phát triển hài hòa…

ThS. Lê Minh Huân nhìn nhận, học trực tiếp sẽ giải tỏa được tâm lý của cả thầy và trò. Nhu cầu giao tiếp và thiết lập các mối quan hệ được đáp ứng tốt hơn… khiến đời sống tinh thần của cả thầy và trò trở nên phong phú.

Trở lại trường, thầy cô tương tác trực tiếp với học sinh, đánh giá, phát hiện lỗ hổng kiến thức để kịp thời điều chỉnh kế hoạch, thay đổi phương pháp dạy học. Học sinh được trao đổi trực tiếp với giáo viên, không gặp rào cản phương tiện kĩ thuật để có những giải đáp sát sườn, trực quan, tiếp thu bài học dễ dàng hơn. “Các biện pháp an toàn phòng chống dịch đã được mỗi nhà trường xây dựng rất kỹ càng, chặt chẽ, thậm chí phân loại nhóm học sinh nguy cơ khi đi học lại. Đến trường thời điểm này là cực kỳ cần thiết…”.

Yến Khương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)