Kinh tế - Giáo dụcNghề nghiệp việc làm

Đến với nghề “chiều khách”

Tạp Chí Giáo Dục

Dù bạn chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý khách sạn nhưng bạn vẫn có thể trở thành người “chiều khách” tài ba khi bạn là người giỏi giao tiếp, có nguyên tắc làm việc vững vàng, có khả năng tổ chức và giao việc…

Yêu cầu

Bởi vì bản chất của lĩnh vực này là tính cạnh tranh, nên hầu hết mọi vị trí quản lý khách sạn đều đòi hỏi bằng cấp đại học. Hai loại bằng đại học được chuộng nhất đối với người quản lý khách sạn đó là quản lý khách sạn và quản lý nhà hàng, tuy nhiên vẫn có thể xin được một “chân” quản lý khách sạn với một bằng đại học chuyên ngành khác.

Để xin được chức quản lý khách sạn, bạn cũng sẽ cần kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực coi “khách hàng là thượng đế” này. Càng có được nhiều kinh nghiệm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực này, vị trí của bạn càng sáng giá để ứng cử trở thành quản lý khách sạn tương lai.

Hướng dẫn

1. Nếu bạn không có bằng đại học, đây là điều trước tiên bạn cần phải cân nhắc hoàn thành. Nếu bạn sắp tốt nghiệp trung học và dự định thi vào trường đại học sau khi tốt nghiệp, bạn nên chọn trường mà có chuyên ngành về quản lý khách sạn hoặc quản lý nhà hàng.

2. Nếu hoàn cảnh cuộc sống hiện tại không cho phép bạn thi vào một trường đại học truyền thống, thì vẫn có thể có được bằng cử nhân bằng cách tham gia một trường đại học trực tuyến. Có hàng loạt các chương trình lấy bằng trực tuyến, và khi bạn sắp cân nhắc chúng, điều quan trọng nhất phải làm là tìm một chương trình được chính thức công nhận. Nếu bạn không thể tìm thấy chương trình trực tuyến nào cấp bằng chuyên về quản lý khách sạn hay quản lý nhà hàng, thì chuyên ngành tốt nhất để bạn theo đuổi sẽ là một loại quản lý khác hoặc chuyên ngành kinh doanh có liên quan.
3. Khi bạn đã có bằng (hoặc nếu thời gian cho phép, khi bạn đang làm việc này), bạn nên bắt đầu học thêm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này. Bạn sẽ không bắt đầu với tư cách là người quản lý khách sạn, vì vậy hãy chuẩn bị làm việc và học hỏi kinh nghiệm ở mức thấp hơn.
4. Khi bạn phỏng vấn về vị trí ở cấp thấp hơn trong lĩnh vực này, hãy nói với người phỏng vấn bạn về loại chương trình đào tạo sẽ được đưa ra để giúp bạn tăng toàn bộ kĩ năng cũng như chuẩn bị cho bạn một công việc ở cấp cao hơn trong lĩnh vực này. 

5. Sau khi bạn có bằng cấp và đã tích lũy đủ kinh nghiệm cũng như việc đào tạo để khiến bản thân trở thành một ứng cử viên sáng giá cho vị trí quản lý khách sạn, thì đó là thời điểm để bắt đầu tìm kiếm những cơ hội việc làm.
Thật lý tưởng, bạn sẽ có khả năng thăng tiến trong công ty, nơi mà bạn đã nhận được kinh nghiệm và các khóa đào tạo, nhưng nếu đây không có vẻ như một lựa chọn, bạn sẽ cần nắm bắt trình độ chuyên môn của mình và bắt đầu tìm kiếm một vị trí bên ngoài công ty hiện tại bạn đang làm.

Nguyễn Thúy
(dantri)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)