Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

Đến xã Lát nghe kể Đà Lạt

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Đứng đầu nhà thờ là một vị linh mục người Kinh tên Thanh. Đây là thầy, là già làng của toàn xã. Đêm xuống, bên đống lửa và những ché rượu cần, chúng tôi được nghe giải thích về ý nghĩa của hai từ “Đà Lạt”. Có người cho rằng, “Đà Lạt” là những mẫu tự đầu tiên của một câu văn chữ Latinh, câu văn này xuất hiện sau khi thành phố Đà Lạt được thành lập. Câu văn ấy chỉ đủ để mô tả về thành phố Đà Lạt. Theo cha Thanh, từ “Đà Lạt” có ba ý nghĩa. Nghĩa thứ nhất: “Đà Lạt” bắt nguồn từ chữ “Đà Lạch” của dân tộc Lạch. “Đà” có nghĩa là dòng suối, “Lạch” là dân tộc Lạch. “Đà Lạch” có nghĩa là con suối của dân tộc Lạch. Con suối này là hồ Xuân Hương ngày nay. Xung quanh hồ Xuân Hương lúc bấy giờ là con suối tập trung người Lạch sinh sống. Nghĩa thứ hai: Ngày xưa, các dân tộc thường chọn những nơi có gần nguồn nước để sinh sống. Vì vậy, “Đà Lạt” còn có nghĩa là khu vực sinh sống của người Lạch. Sau khi có quyết định của toàn quyền Đông Dương là di dời người Lạch đi nơi khác để xây dựng thành phố Đà Lạt thành khu nghỉ mát cho người Pháp, thì người Lạch đã di cư từ khu vực hồ Xuân Hương đi sâu vào suối Vàng, nơi cũng gần nguồn nước. Nghĩa thứ ba: “Đà Lạt” có nghĩa là ngôn ngữ của người Lạch. Người Lạch quan niệm rằng họ uống nước hay sống xứ nào thì nói tiếng đó và mang phong cách đó.

KAPA (dulichvietnam.net.vn)

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)