Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Dệt may hướng đích Top 3 thế giới về xuất khẩu

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu ngành dệt maytrong năm 2011 đầu tư theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, đảm bảo mục tiêu giá trị gia tăng đạt 60% trở lên, tiếp tục duy trì ở top 5 và tiến lên top 3 trên thế giới về xuất khẩu.

Phát biểu tại hội nghị Triển khai nhiệm vụ năm 2011 của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) diễn ra ngày 10/1 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhận định năm 2010, ngành dệt may đã đạt được những kết quả vượt bậc trong điều kiện khó khăn.

Toàn ngành đã chớp được thời cơ để ký kết những hợp đồng mới, phát triển những thị trường mới và duy trì việc làm cho 2,5 triệu lao động.
Thị trường nội địa thời gian qua phát triển mạnh do chủ trương của Bộ Chính trị về "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đã được lan tỏa trong đời sống nhân dân với doanh thu nội địa cả năm đạt trên 1.000 tỷ đồng.
Năm 2010, ngành dệt may Việt Nam đã đạt kim ngạch xuất khẩu 11,2 tỷ USD, đứng trong top 5 thế giới về kim ngạch xuất khẩu.
Vừa phát triển công nghiệp gia công, ngành còn tăng tỷ lệ nội địa hóa từ 46% lên 49%, chuyển từ bước gia công sang sản xuất hàng có giá trị gia tăng cao hơn. Đặc biệt, trong năm 2010, ngành đã phát triển được những thương hiệu riêng của chính doanh nghiệp Việt Nam. "Để ngành dệt may Việt Nam ngày càng phát triển mạnh và bền vững, toàn ngành phải phát triển từng bước công nghiệp hỗ trợ có hiệu quả," Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng yêu cầu ngành triển khai tiếp một số chương trình mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đó là quan tâm đến chiến lược đầu tư nguồn nhân lực, cải thiện đời sống cũng như điều kiện làm việc của công nhân; quan tâm hơn đến năng lực cạnh tranh đối với từng đơn vị, từng dây chuyền…
Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinatex cho biết năm 2011, ngành dệt may phấn đấu kim ngạch xuất khẩu tăng 20%, thu nhập bình quân tăng 10% và doanh thu tăng 18% so với năm 2010.
Tới đây, toàn ngành sẽ tập trung đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất sơ sợi, hình thành các chuỗi đầu tư sợi với quy mô từ 20 đến 30 vạn cọc sợi. Với hướng đầu tư này, dự kiến đến năm 2014, ngành sợi sẽ đáp ứng khoảng 60-70% nhu cầu trong nước.
Bên cạnh đó, ngành tiếp tục đầu tư và dịch chuyển các nhà máy sản xuất về vùng nông thôn để tạo công ăn việc làm cho người dân như các dự án di dời của Công ty Dệt 8/3, Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội và phần dệt nhuộm của Công ty Dệt Nam Định.
Đặc biệt triển khai chương trình tránh rào cản thương mại, tập đoàn đã xây dựng phòng kiểm nghiệm sinh thái để kiểm tra đầu vào cũng như đầu ra của sản phẩm dệt may.
Riêng đối với thị trường nội địa, tập đoàn tiếp tục triển khai xây dựng hệ thống cửa hàng, siêu thị tại hầu hết các tỉnh, thành và mở rộng tiêu thụ sản phẩm dệt may Việt Nam.
Năm 2010, ngành dệt may Việt Nam đã đạt kim ngạch xuất khẩu 11,2 tỷ USD, đứng trong top 5 thế giới về kim ngạch xuất khẩu.
Nguồn TTXVN

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)