Kể từ tháng 12/2009, đồng euro mất giá 18% so với đôla Mỹ do bất ổn tài chính kéo dài tại Hy Lạp. Điều này đã gây một số khó khăn đối với ngành dệt may Việt Nam.
Hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu vào châu Âu đang gặp các khó khăn nhất định. Do xuất trực tiếp và nhận đồng euro, với biến động của đồng euro như vậy cho nên thu nhập của các doanh nghiệp có giảm đi. Trong khi đó họ vẫn phải mua nguyên liệu bằng USD, từ các nước như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan. Tức chi ra bằng đồng USD, thu về bằng euro. Việc đó làm cho thu nhập giảm khá nhiều.
Hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu vào châu Âu đang gặp các khó khăn nhất định. Do xuất trực tiếp và nhận đồng euro, với biến động của đồng euro như vậy cho nên thu nhập của các doanh nghiệp có giảm đi. Trong khi đó họ vẫn phải mua nguyên liệu bằng USD, từ các nước như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan. Tức chi ra bằng đồng USD, thu về bằng euro. Việc đó làm cho thu nhập giảm khá nhiều.
Một số chuyên gia đưa ra nhận định khá bi quan từ nay đến cuối năm. Ngoài sự kiện Hy Lạp, hiện nay các nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cũng rơi vào cảnh thâm thủng ngân sách, nợ công gia tăng, chúng tác động đến đồng euro. Chuyên gia dự báo từ nay đến cuối năm đồng euro vẫn khá ảm đạm. Đối với những doanh nghiệp từ trước đến nay chọn châu Âu là thị trường truyền thống, không có thị trường dự phòng, hoặc thị trường khác, sẽ gặp khó khăn. Đối với doanh nghiệp đã có nhiều thị trường, xuất khẩu cùng lúc sang châu Âu và Mỹ, thì tìm cách đàm phán với khách hàng Mỹ, khách hàng Nhật để tăng đơn hàng lên.
Trong hoàn cảnh này doanh nghiệp phải tính toán kỹ lưỡng các phương án. Một là phải đổi thị trường, hai là phải tiết kiệm tối đa chi phí. Hiện tại, khó khăn không đơn thuần nằm ở chi phí với việc nhập nguyên liệu từ ở nước ngoài về bằng USD, rồi bán ra bằng euro.
Trong hoàn cảnh này doanh nghiệp phải tính toán kỹ lưỡng các phương án. Một là phải đổi thị trường, hai là phải tiết kiệm tối đa chi phí. Hiện tại, khó khăn không đơn thuần nằm ở chi phí với việc nhập nguyên liệu từ ở nước ngoài về bằng USD, rồi bán ra bằng euro.
Tiền lương cho công nhân cũng đang là một bài toán hóc búa khi mà giá lao động của Việt Nam ngày một đắt lên. Từ đầu năm 2010, riêng tiền lương của những người làm việc ở các thành phố lớn đã tăng trên 10% rồi. Kết hợp với sự giảm giá của đồng euro, nó đang tạo ra gánh nặng rất lớn đối với các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu sang châu Âu.
Dệt may là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của VN |
Tuy nhiên, tình hình không quá bi quan bởi châu Âu chỉ chiếm 20% thị phần xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Mỹ là thị trường chính với tỷ trọng xuất khẩu trên 50%. Đứng về toàn cục của cả ngành, sự biến động của đồng euro có ảnh hưởng nhưng không ảnh hưởng chung cho toàn ngành. Tuy nhiên, xét về từng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp chuyên xuất khẩu sang châu Âu thì khó khăn là đáng kể.
Hiện nay, nhiều nước châu Âu đang thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng, cắt giảm chi tiêu, ảnh hưởng đến mức tiêu thụ của xã hội. Trong đó, không loại trừ nhu cầu đối với hàng may mặc nhập từ Việt Nam cũng bị giảm sút theo. Tuy nhiên yếu tố này đã được dự đoán từ trước. Các doanh nghiệp cỡ trung trở lên thường họ không xuất khẩu vào một thị trường. Nơi đang gặp khó là những doanh nghiệp nhỏ quy mô dưới 500 lao động. Họ không có điều kiện đa dạng hóa thị trường. Chính những doanh nghiệp này mới có nguy cơ biến chứng từ hắt hơi sổ mũi thành ốm nặng.
Bee.net (Theo BBC)
Bình luận (0)