Hội nhậpGiáo dục phát triển

ĐH Bình Dương: Vươn tầm ra thế giới

Tạp Chí Giáo Dục

GS.TS Carroll – Hiệu trưởng Đại học Benedictine – Hoa Kỳ ký kết chương trình hợp tác đào tạo MBA với GS.VS Cao Văn Phường – Hiệu trưởng Đại học Bình Dương
Là ngôi trường lớn và có bề dày đào tạo chất lượng lâu đời nhất tại tỉnh Bình Dương, Trường Đại học Bình Dương cũng là ngôi trường duy nhất tại đây đào tạo đa ngành nghề, đa hệ và đa lĩnh vực từ bậc nghề, TCCN, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
Từ một ngôi trường nhỏ bé, thiếu thốn cơ sở vật chất trong thời gian đầu thành lập (năm 1997 theo Quyết định số 791/TTg ngày 24-9-1997 của Thủ tướng Chính phủ), đến nay sau gần 17 năm phát triển, Trường Đại học Bình Dương đã vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, trở thành ngôi trường khang trang, hiện đại nhất tỉnh với vốn đầu tư hơn 500 tỷ đồng và đạt nhiều thành tựu trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế cũng như hoàn thiện bộ máy tổ chức, nâng cao chất lượng giảng dạy, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng.

Hội đồng  Khoa học và Đào tạo Trường Đại học Bình Dương chụp ảnh lưu niệm  dưới  biểu tượng triết lý giáo dục Học – Hỏi – Hiểu – Hành của Trường Đại học Bình Dương
 
Khẳng định vị trí và chất lượng đào tạo
 
Xây dựng triết lý “Học – Hỏi – Hiểu – Hành” với phương châm chất lượng và hiệu quả giáo dục, Trường Đại học Bình Dương mong muốn đào tạo sinh viên có khả năng làm việc đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của xã hội nên đã không ngừng đầu tư đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở chương trình kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Điều này thể hiện rõ ở việc vào mỗi năm học, nhà trường thường có hai tuần cho sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai liên hệ với các cơ quan, doanh nghiệp để “Kiến tập nhận thức” nhằm giúp sinh viên làm quen thực tế làm việc ở các cơ quan, doanh nghiệp từ sớm, giúp rèn luyện tính kỷ luật, kỹ năng cơ bản về cách ứng xử, cách tiếp cận và giải quyết vấn đề… Đồng thời qua đó, sinh viên có thể tìm hiểu bước đầu về yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với vị trí công việc mà mình cần khi rời ghế nhà trường. Đó là những điều mà sinh viên không thể tìm được ở sách vở nào trong nhà trường.

“Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Hiệu trưởng trường Đại học Bình Dương GS.VS Cao Văn Phường và Hiệu trưởng trường Đại học Quốc gia Belarus GS.VS Ablameyko Sergey tại Belarus”
 
Không chỉ đào tạo tốt về chuyên môn nhà trường còn chú trọng năng lực làm việc, kỹ năng giao tiếp xã hội cho sinh viên nên nhà trường luôn quan tâm giúp các em nâng cao kỹ năng mềm bằng nhiều hoạt động hữu ích qua các chương trình dạy đàn, khiêu vũ, dạy hát, giáo dục kiến thức văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ… ngoài chương trình chính khóa, giúp sinh viên có thêm kỹ năng cần thiết khi giao tiếp, tạo điều kiện để sinh viên tự tin hơn trong cuộc sống. Ngoài ra, giáo dục truyền thống cũng là hoạt động mà nhà trường rất quan tâm. Nhà trường đã có nhiều chương trình, hoạt động có ý nghĩa tích cực, nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của sinh viên đối với cộng đồng, với cội nguồn dân tộc qua những chuyến về nguồn, tìm hiểu các di tích lịch sử của quê hương, đến với các gia đình thương binh, liệt sĩ, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, đến với các trẻ em kém may mắn… đã có tác dụng vun đắp cho tâm hồn các em ấm áp và phong phú hơn.

GS.VS Đào Trọng Thi – UVBCH TW Đảng – Chủ nhiệm UBVH Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi Đồng Quốc hội tặng GS.VS Cao Văn Phường – Chủ tịch HĐQT – Hiệu trưởng Trường Đại học Bình Dương bức ảnh biểu tượng Giáo dục Việt Nam nhân buổi lễ khánh thành phân hiệu ĐH Bình Dương – Cà Mau
 
Khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một trong những nhiệm vụ chính ở trường ĐH, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nhưng nhiều trường chưa thực sự quan tâm đến đối tượng sinh viên ở lĩnh vực này. Trong khi đó, từ năm 2008 trường ĐH Bình Dương đã tạo điều kiện, khuyến khích sinh viên tham gia hoạt động NCKH, tập cho các em làm quen với công việc nghiên cứu, biết thêm kiến thức thực tế. Với ý nghĩa này, hoạt động NCKH trong sinh viên trường ĐH Bình Dương được thực hiện rất bài bản. Sinh viên đăng ký đề tài, sau đó Hội đồng khoa học nhà trường họp đánh giá đề cương. Nếu như ý tưởng về đề tài tốt, được hội đồng chấp nhận, nhà trường cấp kinh phí để các em bắt đầu triển khai thực hiện. Điều đáng nói là, ở một số trường khác khi sinh viên tham gia NCKH phải có giáo viên hướng dẫn, còn sinh viên trường ĐH Bình Dương được giao làm chủ nhiệm đề tài, đây là quan điểm mới của trường. Ngày sinh viên báo cáo đề tài cũng được tổ chức nghiêm túc, trang trọng nên sinh viên phải có sự chuẩn bị chu đáo để bảo vệ thành công đề tài trước Hội đồng khoa học.

GS.TS Carroll – Hiệu trưởng Đại học Benedictine – Hoa Kỳ trao bằng Thạc sĩ cho học viên khóa II tốt nghiệp chương trình MBA liên kết  giữa Đại học Bình Dương  và  Đại học Benedictine – Hoa Kỳ
 
Hiện mỗi năm trường ĐH Bình Dương có khoảng 70 đề tài NCKH từ sinh viên. Chỉ riêng 2 năm 2009, 2010, nhà trường đã dành 2 tỷ đồng cho công tác NCKH trong sinh viên. Đây là số tiền không nhỏ, nhưng với mục tiêu “cổ vũ tinh thần ham học hỏi” của các em, đồng thời tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu công việc của xã hội, nhà trường vẫn không ngần ngại trích kinh phí cho hoạt động này.

GS.VS Yury Vasylevich Gulyaev – Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Liên bang Nga  và  GS.VS Cao Văn Phường – Hiệu trưởng Đại học Bình Dương ký kết hợp tác giữa Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Liên bang Nga  và Trường Đại học Bình Dương
 
Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế
Hợp tác quốc tế được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực giáo dục. Vì vậy, kể từ khi thành lập đến nay, hoạt động hợp tác quốc tế của ĐH Bình Dương luôn được coi trọng và không ngừng phát triển.Chủ trương đúng đắn này sẽ ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy, học tập và nghiên cứu của nhà trường, đưa ĐH Bình Dương ngày càng phát triển, vươn xa ra thế giới. Thời gian qua, nhà trường đã xây dựng được mối quan hệ liên kết hợp tác với 17 trường đại học, học viện nghiên cứu tại các nước Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nga, Thái Lan, Trung Quốc… và xây dựng mối quan hệ với 17 cơ sở giáo dục, đào tạo trong nước như: Viện Cơ học – Tin học ứng dụng TP Hồ Chí Minh; Phân viện Vật lý TP Hồ Chí Minh thuộc Viện Khoa học – Công nghệ Việt Nam…Đặc biệt, ĐH Bình Dương đã vinh dự là đơn vị đầu tiên của Việt Nam có quan hệ hợp tác với Viện Hàn lâm Khoa học – Công nghệ Liên Bang Nga và được tín nhiệm chọn làm chi nhánh của Viện tại Việt Nam. Nhiều chuyên gia từ Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Belarus, Hàn Quốc thường xuyên tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Đặc biệt Bộ môn Công trình ngầm, Bộ môn Tin học trong Y học của nhà trường do các Viện sĩ Nga, Belarus làm chủ nhiệm Bộ môn. Ngày 12/6/2014, Bộ môn Tin – Y của Trường Đại học Bình Dương đã tổ chức chuyển giao phần mềm khám bệnh xương khớp từ xa, công trình do GS.VS Ablameyko Sergey – Hiệu trưởng Đại học Quốc gia Belarus kiêm chủ nhiệm Bộ môn Y – Tin Trường Đại học Bình Dương và các cộng tác viên nghiên cứu trong nhiều năm và đã thử nghiệm thực tế cho hơn 30 trường Đại học, Cao đẳng và bệnh viện các tỉnh thành.Qua đó, góp phần vào việc mở rộng quan hệ quốc tế và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia và dân tộc, tăng cường vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

 
Ngọc An

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)