Năm 2018, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM mở thêm ngành khoa học chế biến món ăn – ngành khá phát triển ở Anh, Úc, Thụy Sĩ…
Thí sinh dự kỳ thi THPT quốc gia 2016 – Ảnh: NGỌC DƯƠNG |
Sáng 6-1, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM công bố chỉ tiêu tuyển sinh và phương thức xét tuyển ĐH, CĐ năm 2018.
Trường dự kiến tuyển 3.500 chỉ tiêu bậc ĐH và 500 chỉ tiêu bậc CĐ. Trong số các ngành bậc ĐH, năm nay nhà trường có một ngành mới là khoa học chế biến món ăn.
Các khối xét tuyển có thay đổi như bổ sung thêm các khối D07, D09, D10, D11 vào các tổ hợp xét tuyển truyền thống ở các ngành. Việc bổ sung khối xét tuyển này do nhà trường hướng đến các chương trình học sẽ dần tăng chuẩn tiếng Anh đầu ra.
Ở bậc ĐH, trường dành 90% chỉ tiêu dành xét theo khối thi hàng năm từ kết quả kỳ thi quốc gia theo quy định của Bộ GD-ĐT và 10% xét từ kết quả học bạ THPT, điều kiện là điểm tổng kết của từng năm lớp 10, 11, 12 đạt từ 6,0 trở lên (tất cả 23 ngành).
Riêng các ngành: dinh dưỡng và khoa học thực phẩm, quản trị kinh doanh quốc tế, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống xét từ kết quả học bạ THPT thí sinh có tổng điểm 3 năm lớp 10, 11, 12 đạt từ 18 điểm trở lên (theo tổ hợp xét tuyển).
Ở bậc CĐ, trường dành 50% chỉ tiêu cho xét theo khối thi hàng năm từ kết quả kỳ thi quốc gia theo quy định của Bộ GD-ĐT và 50% xét từ kết quả học bạ THPT, điều kiện là điểm tổng kết của từng năm lớp 10, 11, 12 đạt từ 5,0 trở lên.
Phương án định điểm trúng tuyển là theo ngành, có nghĩa các ngành có nhiều khối xét tuyển nhưng chỉ có duy nhất một mức điểm trúng tuyển cho các khối. Chính vì vậy thí sinh nên chọn tổ hợp môn tương ứng với khối xét tuyển có điểm cao nhất để nộp.
Thông tin chi tiết về chỉ tiêu các ngành đào tạo TẠI ĐÂY.
Ngành mới nhiều hứa hẹn ThS Phạm Thái Sơn – phó trưởng phòng tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho biết với ngành mới là khoa học chế biến món ăn, trường xét tuyển các khối A00, A01, D07, B00. Sinh viên học ngành này được trang bị kiến thức về dinh dưỡng, văn hóa, ẩm thực và quản lý, trong đó tập trung nhiều vào kiến thức và kỹ năng về chế biến món ăn và nghệ thuật ẩm thực. "Ngành này ra đời đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các bếp ăn, nhà hàng, khách sạn và đặc biệt cho sự phát triển của lĩnh vực du lịch tại Việt Nam. Với ngành này, các em cần có đam mê về nấu ăn thì mới có thể phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Nhóm ngành này hiện khá phổ biến và phát triển ở các nước như Anh, Úc, Thụy Sĩ…”, ThS Sơn nói. |
TRẦN HUỲNH/TTO
Bình luận (0)