Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) trong tháng 4-2022 đã công bố các bảng xếp hạng của 51 lĩnh vực thuộc 5 nhóm lĩnh vực của 1.543 cơ sở giáo dục đại học (ĐH) thế giới, với khoảng 14.000 chương trình đào tạo. ĐH Duy Tân (Việt Nam) lần đầu tiên được xếp hạng ở các lĩnh vực:
– Các lĩnh vực chung về: Kỹ thuật và Công nghệ (Engineering and Technology),
– Khoa học Máy tính và Hệ thống Thông tin (Computer Science and Information Systems), và
– Khoa học Sức khỏe (Medicine).
ĐH Duy Tân cũng là ĐH ngoài công lập duy nhất của Việt Nam được xếp hạng năm nay.
Ở các lĩnh vực chung về Kỹ thuật và Công nghệ, cụ thể xếp hạng của các trường gồm:
1. Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội: vị trí =360
2. ĐH Quốc gia TP.HCM: vị trí =362
3. ĐH Quốc gia Hà Nội: vị trí =386
4. Trường ĐH Duy Tân: vị trí 401-450,
5. Trường ĐH Tôn Đức Thắng: vị trí 401-450.
Ở lĩnh vực Khoa học Máy tính và Hệ thống Thông tin, cụ thể xếp hạng của các trường gồm:
1. Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội: vị trí 401-450,
2. ĐH Quốc gia TP.HCM: vị trí 401-450,
3. Trường ĐH Duy Tân: vị trí 501-550,
4. ĐH Quốc gia Hà Nội: vị trí 501-550,
5. Trường ĐH Tôn Đức Thắng: vị trí 601-650.
Năm 2021, Việt Nam có 2 trường ĐH được xếp hạng ở lĩnh vực này và đều tăng bậc xếp hạng trong năm nay. Cụ thể, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội tăng từ vị trí 551-600 lên vị trí 401-450 và ĐH Quốc gia Hà Nội tăng từ vị trí 601- 650 lên vị trí 501-550.
Ở lĩnh vực Khoa học Sức khỏe, Việt Nam có ĐH Duy Tân xếp hạng ở vị trí 551-600 thế giới.
Bảng xếp hạng QS World Ranking by Subjects 2022 xếp hạng các trường ĐH mạnh nhất trên thế giới với 5 tiêu chí đánh giá bao gồm:
– Uy tín của trường trong giới học giả (năm 2022 Bảng xếp hạng QS lấy nguồn là những câu trả lời từ hơn 130.000 học giả trên toàn cầu),
– Uy tín của trường theo đánh giá của nhà tuyển dụng lao động (năm 2022, QS sử dụng gần 75.000 phúc đáp khảo sát từ nhà tuyển dụng tuyển sinh viên đã tốt nghiệp ĐH toàn cầu),
– Tỷ lệ trích dẫn trên bài báo,
– Chỉ số H-index đo năng suất và mức độ ảnh hưởng của các công bố khoa học của đội ngũ giảng viên,
– Mạng lưới nghiên cứu quốc tế (IRN) đo hiệu quả của hợp tác nghiên cứu với các đối tác quốc tế (bắt đầu từ năm 2022, chỉ số “Mạng lưới nghiên cứu quốc tế” phản ánh việc một trường có năng lực đa dạng hóa mạng nghiên cứu về mặt địa lý thông qua việc lập quan hệ nghiên cứu bền vững với trường ĐH khác).
Bình luận (0)