Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

ĐH FPT thành lập Viện nghiên cứu Công nghệ

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Ngày 25/5, Trường đại học FPT đã ra mắt thành lập Viện nghiên cứu Công nghệ FPT. Viện sẽ tập trung vào bốn hướng nghiên cứu gồm Ứng dụng CNTT; Năng lượng sạch và Tiết kiệm năng lượng; Công nghệ sinh học và Công nghệ vũ trụ.

Lễ ra mắt Viện nghiên cứu Công nghệ – ĐH FPT.
Tiến sĩ Trần Thế Trung, Viện trưởng Viện nghiên cứu Công nghệ FPT cho biết: “Sự kết hợp giữa doanh nghiệp, nhà trường và Khoa học Công nghệ, Viện nghiên cứu Công nghệ FPT sẽ là điểm giao thoa, hội tụ đầy đủ các yếu tố để trở thành nơi nghiên cứu ứng dụng những phát triển vượt bậc về khoa học công nghệ, phục vụ cho sự phát triển của các ngành công nghiệp trong nước”.
Viện có các chức năng chính là nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ và đào tạo. Viện sẽ tiến hành những hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ theo thỏa thuận, không chỉ với Tập đoàn FPT mà còn với các cá nhân, tổ chức trong nước hoặc nước ngoài. Bên cạnh đó, xây dựng các chương trình đào tạo và tổ chức chuyển giao tri thức, thông tin, công nghệ, sản phẩm thuộc những lĩnh vực hoạt động nghiên cứu của Viện.
Tại buổi lễ ra mắt, Viện nghiên cứu Công nghệ FPT đã ký kết với 5 đơn vị nghiên cứu: Viện nghiên cứu CNTT thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội; The Vietnam Foudation; Công ty TNHH Nghiên cứu và Phát triển phần mềm FPT thuộc FPT Software; Công ty cổ phần năng lượng dầu khí Châu Á (Asia Petro) và Công ty cổ phần Sinh học và Y học tái tạo FBM để hợp tác trong các lĩnh vực CNTT, sử dụng và phát triển chương trình Tài nguyên Giáo dục mở, phát triển các ý tưởng công nghệ, hỗ trợ xây dựng Hiệp hội nhiên liệu năng lượng tái tạo Việt Nam, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong chăm sóc sức khoẻ và sắc đẹp.
Hiện tại, Viện đang có hơn 10 dự án nghiên cứu, phát triển. Trong đó, hai nhóm dự án đã được triển khai là: Nghiên cứu vệ tinh nhân tạo (Fspace) và Xử lý ảnh.
Với nhóm dự án nghiên cứu vệ tinh nhân tạo, Viện nghiên cứu công nghệ FPT đặt mục tiêu sẽ hoàn thành một vệ tinh trong năm nay. Nếu việc phóng vệ tinh thành công thì có thể xem như đây là vệ tinh tư nhân đầu tiên của Việt Nam được phóng lên vũ trụ. Mục tiêu xa hơn của Viện là thương mại hóa, phát triển Fspace thành một công ty và đến năm 2011, Viện sẽ có ít nhất một bằng sáng chế.
Viện nghiên cứu Công nghệ FPT được Tập đoàn FPT tài trợ 100% vốn và do Trường ĐHc FPT trực tiếp quản lý. Dự kiến trong năm 2010, Tập đoàn FPT sẽ đầu tư 3,5 tỷ đồng cho Viện nghiên cứu Công nghệ FPT hoạt động.
Hồng Hạnh / Dan tri

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)