“Hiện ĐH Quốc gia (ĐHQG) TP.HCM tập trung phục vụ cho sự phát triển bền vững của ĐBSCL đến năm 2020 và tầm nhìn 2050 như đào tạo nguồn nhân lực, nâng dần tỉ lệ lao động qua đào tạo trong vùng ĐBSCL từ khoảng 38% năm 2010 lên 65% vào năm 2020;
thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ĐBSCL từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp, dịch vụ, giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp” – PGS-TS Phan Thanh Bình, Giám đốc ĐHQG TP.HCM, cho biết tại Hội nghị thường niên của ĐHQG TP.HCM năm 2012 diễn ra vào ngày 26-12.
Diện mạo khu đô thị ĐH hiện đại đã từng bước hình thành, hệ thống ký túc xá văn minh với quy mô 60.000 sinh viên, tất cả các trường thành viên, viện nghiên cứu đã và đang triển khai xây dựng, từng bước đưa vào sử dụng các tòa nhà làm việc, khu học tập, nghiên cứu, thí nghiệm… Theo PGS-TS Phan Thanh Bình, ĐHQG TP.HCM là nơi kiến tạo tri thức, nuôi dưỡng và phát triển các phát minh, sáng chế, nắm vai trò động lực thúc đẩy tiến bộ khoa học-công nghệ của quốc gia. ĐHQG TP.HCM trở thành ĐH định hướng nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam, hoàn thành cơ chế chính sách quản lý và phát triển tiềm lực khoa học-công nghệ để tạo ra những sản phẩm có ý nghĩa khoa học thực tiễn cao trong sự phát triển kinh tế-xã hội.
Q.VIỆT (PL)
Bình luận (0)