Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

ĐHQG TPHCM: Gặp khó trong đào tạo tiến sỹ, nghiên cứu khoa học

Tạp Chí Giáo Dục

Ngày 24-12, tại hội nghị thường niên 2010 của Đại học Quốc gia (ĐHQG) TPHCM, lãnh đạo nhà trường nhận định khó khăn nhất hiện nay là vấn đề tuyển sinh ở bậc đào tạo tiến sĩ.

TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TPHCM, cho biết, ĐHQG hằng năm tuyển không đủ chỉ tiêu nghiên cứu sinh. Nếu năm 2008 có 80 chỉ tiêu hệ này thì năm 2010 tăng lên 180 chỉ tiêu, nhưng không năm nào tuyển đủ. Các khối ngành Kinh tế, Khoa học xã hội và Nhân văn luôn ổn định đầu vào, nhưng khối ngành Kỹ thuật công nghệ và Khoa học tự nhiên luôn thiếu.
Nguyên nhân được TS Nghĩa liệt kê: Một phần do tài chính (kinh phí đào tạo một nghiên cứu sinh thấp, khoảng 5 triệu đồng/năm), điều kiện làm việc lạc hậu, thiếu thốn… TS Vũ Đình Thành, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TPHCM, nói: “Chương trình đào tạo tiến sĩ của ta chưa thu hút được học viên. Ở các nước trên thế giới, chế độ học bổng cho người nước ngoài làm nghiên cứu sinh rất cao, do đó người học có thể toàn tâm toàn ý sinh sống và học tập”.
Ngoài ra, do nguồn kinh phí hạn hẹp nên nhiều cán bộ, giảng viên không mặn mà với nghiên cứu khoa học. Theo PGS. TS Hoàng Dũng, Trưởng ban Khoa học và công nghệ, cho biết: “Dù được quan tâm nhưng mỗi đề tài chỉ được cấp khoảng 30% kinh phí, còn lại người thực hiện phải tự xoay xở. Thứ hai là do thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu.
Ngoài ra, khối lượng công việc giảng dạy của giảng viên quá nhiều làm hạn chế việc nghiên cứu. Muốn giải bài toán này phải tăng cường đội ngũ giảng viên. Nhưng với thực trạng khó khăn về kinh phí như hiện nay, các trường rất khó giữ chân họ tham gia nghiên cứu”.
Quang Phương / TPO

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)