Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đi chợ 4.0 sắm Tết cổ truyền

Tạp Chí Giáo Dục

Mc dù thc phm ngoi tràn ngp th trưng nhưng dp Tết Nguyên đán nhiu ngưi tiêu dùng vn “hưng ni” – s dng thc phm quê. Đó là các loi thc phm làng ngh đưc làm th công có t hàng trăm năm nay…


Không cn phi ra Hà Nam, ch Đinh Thu Hng (Q.Bình Tân) cũng mua đưc món Cá kho quê anh Chí

Đi ch quê “trong vòng mt nt nhc”

Năm nay là năm thứ 3, gia đình chị Đinh Thu Hằng (Q.Bình Tân) ở lại TP.HCM ăn Tết. Hai năm trước do dịch bệnh không dám về quê, còn năm nay con trai chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT và đại học, con gái thi vào lớp 10 nên vợ chồng chị quyết định ở lại để bọn trẻ có nhiều thời gian ôn thi.

Chị Hằng quê Hà Nam, Tết muốn có chút hương vị quê hương trong mâm cổ nên chị làm một vòng trên chợ mạng tìm mua mấy món ăn truyền thống.

“Mâm cổ Tết của người dân Hà Nam có thể thiếu món này món kia nhưng không được thiếu món cá kho – Cá trắm đen kho thịt ba chỉ và củ riềng. Tôi cũng biết nấu món này nhưng hơi kỳ công và mất thời gian nên đặt mua. Tôi vào Google gõ mấy chữ Cá kho làng Vũ Đại là có hàng trăm cơ sở nấu và cung cấp cá kho hiện ra. Ghé “bếp” Cá kho quê anh Chí (nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao – PV) ở thôn 4, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, tôi đã chốt đơn một nồi cá kho 2kg giá 600 ngàn đồng. 700 ngàn đồng (gồm 100 ngàn đồng phí vận chuyển) cho một nồi cá kho thật sự không hề rẻ, nếu mua đồ về nấu chỉ hết một nửa tiền nhưng Tết mà, xả láng chút. Với lại cũng là để ủng hộ làng nghề quê hương”, chị Hằng nói.

Tết Quý Mão 2023 cũng là cái Tết thứ 5 vợ chồng ông Trần Văn Phước và bà Lê Thị Uyên (Q.7) ăn Tết ở TP.HCM. Cách đây hơn 15 năm, con gái và con trai của ông bà học xong đại học ở Hà Nội thì vào TP.HCM làm việc tại Sacombank. Sau đó lần lượt 2 con của ông bà lập gia đình, mua nhà, mua xe. Thấy cuộc sống trong này của 2 con ổn định nên 5 năm trước, vợ chồng ông Phước – bà Uyên bán nhà ở Thanh Hóa vào TP.HCM sinh sống. Năm nào cũng vậy cứ đến Tết là bà Uyên lại kêu con gái phải mua cho bằng được mấy món ăn quê nhà.

“Năm nay thì khác. Mấy đứa cháu hướng dẫn cho bà cách đi chợ online nên giờ tôi cũng rành lắm. Tôi vào mạng và gõ tên mấy món ăn đặc sản quê hương, thế là đã có 4 món phục vụ cho ngày Tết. Đó là nem chua, giò me (bê), bánh gai tứ trụ và bánh răng bừa. Trước đây khi còn ở quê, Tết nào gia đình tôi cũng có 4 món này để cúng gia tiên và đãi khách nên khi vào TP.HCM chúng tôi cũng muốn mang theo. Thực phẩm cũng là một thứ để chúng ta nhớ về quê hương nên tôi muốn các cháu nội, ngoại dù sinh ra và lớn lên ở TP.HCM cũng phải biết chút chút về nơi chôn nhau cắt rốn của ông bà, cha mẹ…”, bà Uyên chia sẻ.

Năm nào gia đình chị Bùi Hải Vân (Q.Bình Thạnh) không ra thủ đô ăn Tết được là chị lại nhờ người thân “chuyển Tết” từ Hà Nội vào. Từ đồ mặn cho tới đồ ngọt, đồ khô cho tới đồ tươi đủ hết.

“Nhiều năm 28, 29 Tết phải chở vợ ra Sân bay Tân Sơn Nhất lấy đồ, chồng tôi cằn nhằn: “Sao em không ra siêu thị Hà Nội ở Q.1 mà mua, ở đó thiếu gì mà cứ phải mua ở ngoài Hà Nội vậy?”. Đúng là ở TP.HCM, đặc sản Hà Nội không thiếu nhưng tôi vẫn cứ thích mua đồ ở làng nghề cho chuẩn vị Hà Nội. Mấy năm gần đây nhiều làng nghề đã bán hàng online nên việc đi chợ Tết của tôi cũng nhẹ hơn. Buổi tối dành vài chục phút lên mạng là có đủ thực phẩm cho mấy ngày Tết…”, chị Vân nói.

Làng ngh xôm t ch mng

Mấy năm trở lại đây, nhất là sau 2 năm đại dịch Covid-19 hoành hành, nhiều làng nghề truyền thống đã thức thời chuyển hướng bán hàng trực tiếp lẫn trực tuyến.

Vào Facebook “Kẹo lạc tiến Vua làng Nguyễn”, tôi được biết, chủ lò kẹo này là cháu đời thứ 12 của cụ Bảo Mẫu Đại Vương – thủy tổ của nghề kẹo lạc làng Nguyễn tỉnh Thái Bình. Lâu nay sản phẩm ở đây làm ra chủ yếu bán cho người dân trong tỉnh, khách đến Thái Bình công tác, du lịch. Số sản phẩm “rời khỏi” làng nghề không nhiều vì cả trăm ngàn lý do, đặc biệt là cả sự cạnh tranh mạnh mẽ của bánh kẹo công nghiệp trong và ngoài nước.


Ko lc tiến Vua làng Nguyn (Thái Bình) và cm làng ngh M Trì (Hà Ni) tham gia ch 4.0

Anh Sơn (con trai của chủ lò kẹo lạc tiến Vua làng Nguyễn) cho biết: “Kẹo lạc nhà tôi cũng như làng Nguyễn tỉnh Thái Bình làm thủ công kỳ công lắm. Khách hàng đều rất hài lòng vì mùi vị đặc biệt của kẹo, mùi vị này không giống một loại bánh kẹo nào khác. Kẹo có sắc nâu hồng và trong như hổ phách, ăn giòn tan, thơm lừng, ngọt đậm. Kẹo thơm không bị mùi hôi của dầu lạc, để lâu không ỉu. Ưu điểm dễ nhận thấy của kẹo lạc tiến Vua là khi ăn không hề dính răng và có thể để rất lâu mà không chảy nước. Để duy trì làng nghề, chúng tôi đã xoay xở nhiều cách nhưng chủ yếu là bán hàng trực tiếp. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên gia đình tôi phải chuyển từ bán trực tiếp sang bán online. Để tạo sự an tâm cho khách hàng khi đặt mua online, chúng tôi có cho khách hàng kiểm tra và ăn thử trước khi nhận hàng. Nếu khách không hài lòng thì có quyền không nhận. Nhà tôi lấy uy tín về chất lượng làm đầu nên sản phẩm bán ra qua kênh online cũng khá nhiều. Thời điểm này gần Tết, khách đặt hàng liên tục, cả khách miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Có nhiều anh chị quê Thái Bình đang sống ở TP.HCM đã đặt bánh cáy, kẹo lạc của chúng tôi vừa để ăn vừa làm quà quê tặng bạn bè…”.

Chị Minh  (xưởng cốm Minh Minh – làng nghề Mễ Trì, Hà Nội) cũng cho biết, từ ngày gia nhập chợ 4.0, cốm và các sản phẩm làm từ cốm của gia đình chị đã đi khắp mọi miền Tổ quốc. Trong khi trước đây chỉ bán trực tiếp cho người Hà Nội và khách du lịch…

Có thể nói chợ 4.0 rất tiện lợi cho cả người mua lẫn người bán. Tuy nhiên, theo ông Lê Huy Anh – Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) – thì, hình thức kinh doanh này cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ hàng giả, hàng kém chất lượng. Các đối tượng lợi dụng việc không tiếp xúc trực tiếp với người mua, người mua không tiếp xúc trực tiếp với mặt hàng… để bán hàng giả. Thậm chí, khi đưa hình ảnh hàng lên các trang mạng là hàng thật nhưng người tiêu dùng mua về lại là hàng giả, hàng xấu…

Từ thực tế này, các chuyên gia chống hàng giả khuyến cáo, người tiêu dùng chỉ nên mua hàng ở những kênh bán hàng uy tín, trên trang web phải có đầy đủ địa chỉ cơ sở, số điện thoại, thậm chí cả thông tin cá nhân của người bán… Có như vậy thì khi chẳng may mua phải hàng kém chất lượng còn biết nơi, biết người để đổi, trả, thậm chí là khiếu kiện…

Kim Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)