Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Đi “chợ mạng” mua đồ chống dịch

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Dch bnh Covid-19 ngày càng din biến phc tp vi nhiu biến th mi. Theo đó nhu cu mua sm khu trang y tế, que test nhanh Covid-19, máy phun kh khun, máy đo nng đ oxy… ca ngưi dân ngày càng tăng. Nhng mt hàng này vn dĩ ch nhà thuc mi đưc bán thì nay “ch mng” đy ry…


L
c lưng qun lý th trưng thu gi các thùng khu trang 3M có du hiu gi mo

Khu trang bán kèm… bánh tráng trn

“Khẩu trang 3 hộp 90k, bánh tráng 19k”, “kt 35k hộp, bánh tráng 19k” là lời rao kèm hình ảnh hộp khẩu trang N95 và hộp bánh tráng trộn của N.S trên trang “Tôi là dân Nhà bè”. N.S quảng cáo khẩu trang là “hàng xịn xò bao check mã vạch”, là hàng của công ty P.T.

Tuy nhiên, khi tìm hiểu tôi được biết, giá một hộp khẩu N95 của công ty P.T là 80.000 đồng, chứ không phải 90.000 đồng/3 hộp.

Vào Facebook của chính chủ, tôi được biết, N.S không chỉ bán khẩu trang với bánh tráng trộn mà còn bán cả quần áo với giá cực kỳ yêu thương – 49.000 đồng, 56.000 đồng/1 bộ; bán trái cây nhập khẩu và kính thưa các loại đồ ăn vặt. Đặc biệt, giai đoạn TP.HCM thực hiện giãn cách, N.S còn bán các thực phẩm thiết yếu như rau, thịt, cá, tôm…

Có thể nói, trong giai đoạn TP.HCM thực hiện giãn cách đã sản sinh ra rất nhiều “tiểu thương” như N.S. Chẳng hạn như Hà Thị Hằng nhân viên một công ty du lịch ở Q.3. Trước khi dịch bệnh bùng phát, Hằng ngoài bán tour trong nước, còn bán vé máy bay. Từ khi dịch bệnh bùng phát, nhất là khi TP thực hiện giãn cách, Hằng bắt đầu bán “quà quê” như trái cây, mật ong rừng; đồng thời bán kèm khẩu trang y tế, dung dịch sát khuẩn. Hết giãn cách, các hãng hàng không được hoạt động trở lại, du lịch trong nước cũng bắt đầu sôi động, trên Zalo, Hằng rao: “Muốn đi du lịch, hồi hương, em có dịch vụ vé máy bay, đặt khách sạn; muốn bảo vệ sức khỏe, em có khẩu trang kháng khuẩn; muốn có dinh dưỡng tốt, em có mật ong rừng…”.

Một trường hợp khác là Trần Thị Tuyết. Trước khi TP thực hiện giãn cách, Tuyết là nhân viên massage của một spa ở Q.7. Dịch bệnh, spa phải tạm đóng cửa, Tuyết chuyển qua bán hàng online. Thời gian đầu cô chỉ bán đồ ăn vặt và trái cây, nhưng sau đó thì Tuyết kiêm luôn công việc của một nhân viên nhà thuốc. Từ que test nhanh, cồn, khẩu trang y tế cho đến máy đo SpO2, nhiệt kế, súng khử khuẩn, thứ gì cô cũng bán. Về giá cả thì rẻ hơn nhà thuốc rất nhiều…

Tuy nhiên, tiền nào thì của nấy, hàng tốt sẽ không bao giờ có giá rẻ.

C kim tra là lòi ra hàng gi

Hồi tháng 10-2021, Đoàn kiểm tra của Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Đội QLTT số 3 (Cục QLTT TP.HCM) phát hiện và thu giữ 80 thùng/9.600 khẩu trang có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu 3M trong khuôn viên Cơ quan đại diện phía nam của Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam (201 đường Nguyễn Thị Minh Khai, P.Nguyễn Cư Trinh, Q.1). Cũng tại đây, đoàn kiểm tra còn tạm giữ 150 thùng carton chứa máy tạo oxy, van điện áp, ống kim tiêm các loại.

Ông Trần Văn Dũng – Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ QLTT, Trưởng Đoàn kiểm tra – cho biết, qua thu thập thông tin trên mạng xã hội, Đoàn kiểm tra đã phát hiện một số đối tượng chào bán hàng hóa là khẩu trang 3M-1860 có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đã được bảo hộ. Sau 10 ngày mật phục, đoàn đã phát hiện được địa điểm chứa trữ hàng hóa vi phạm.

Được biết số hàng trên là của bà Phạm Thị Thanh Lụa. Tại thời điểm kiểm tra chủ hàng không xuất trình được hóa đơn chứng từ liên quan đến hàng hóa.

Trước đó, Đội QLTT số 14 (Cục QLTT TP.HCM) đã phối hợp cùng Công an P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú kiểm tra Công ty TNHH Y tế HD DIAMOND (địa chỉ số 62 đường Lương Trúc Đàm, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú). Khi kiểm tra, tại đây đang chứa và kinh doanh 450 máy đo nồng độ oxy trong máu hiệu PULSE, mã LK87 do Trung Quốc sản xuất có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, số lưu hành và hóa đơn, chứng từ. Đoàn kiểm tra đã tạm giữ toàn bộ số hàng hóa nhập lậu trên để thẩm tra, xác minh và xử lý theo đúng quy định pháp luật.

Bao tay cao su cũng là mặt hàng được các gian thương buôn bán nhiều trong thời gian dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Theo đó, chỉ trong một thời gian ngắn mà lực lượng QLTT TP.HCM đã phát hiện và thu giữ nhiều lô hàng. Cụ thể, Đội QLTT số 12 (Cục QLTT TP) phối hợp với Công an P.Tân Chánh Hiệp và Đội Cảnh sát Kinh tế (Công an Q.12) kiểm tra Công ty TNHH Trang thiết bị vật tư y tế 736 (số 92 đường TCH03, P.Tân Chánh Hiệp, Q.12). Kiểm tra hàng hóa thực tế tại xưởng, lực lượng liên ngành phát hiện 25 hộp găng tay cao su thành phẩm, trên bao bì ghi 100 cái/hộp, VTT Gloves, NSX: 9/2020, HSD: 9/2023, Product Vu Thai Thinh Company Limited…; 97 hộp găng tay cao su thành phẩm, trên bao bì ghi 100 cái/hộp, An An, Lot no: 112020, NSX: 11/2020, HSD: 11/2023, Nitrile Gloves: An An Technology and Medical Equipment Company United… cùng nhiều thông tin liên quan. Số hàng hóa này do Công ty TNHH Trang Thiết bị vật tư y tế 736 phân loại và đóng gói thành phẩm.

Cùng với đó, lực lượng chức năng cũng phát hiện 2.288kg găng tay cao su không hiệu, không nhãn, không rõ nguồn gốc, không rõ chất lượng hàng hóa; 41kg găng tay cao su không hiệu, không nhãn, không rõ nguồn gốc, không rõ chất lượng hàng hóa được chứa trong thùng carton có ghi VTT Gloves, Product Vu Thai Thinh Company Limitted, address: Group 2, DTL 763, commune Tho Chanh, Ward Tho Xuan, Xuan Loc District, Dong Nai Province, Vietnam;

Ngoài ra, lực lượng còn ghi nhận 2.500 cái bao bì giấy có ghi An An pro Nitrile Gloves, Distribuilt, An An Technology and Medical Equipment Company Limited…

Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở này không xuất trình được hóa đơn, chứng từ liên quan đến hàng hóa.

Đội QLTT số 9 (Cục QLTT TP) phối hợp với lực lượng Công an Kinh tế TP.Thủ Đức tiến hành kiểm tra điểm kinh doanh găng tay cao su tại 25 đường 64, P.Bình Trưng Đông, TP.Thủ Đức.


N.S rao bán kh
u trang N95 và bánh tráng trn trên “ch mng”

Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện 18 thùng (10 hộp/thùng, 100 chiếc/hộp, tương đương với 18.000 chiếc) găng tay là cao su thành phẩm mang nhãn hiệu Duy Thắng; 14.300 vỏ thùng in nhãn mác Công ty TNHH TM-DV xuất nhập khẩu Duy Thắng; 118 bao găng tay cao su đã nhàu nát, ngả màu, không có nhãn mác, xuất xứ… cùng nhiều nguyên vật liệu liên quan.

Địa chỉ này chưa có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; toàn bộ hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ…

Không chỉ TP.HCM mà nhiều tỉnh, thành khác cũng phát hiện vật tư y tế phòng chống dịch Covid-19 là hàng gian, hàng giả. Gần đây nhất, ngày 3-12, Đoàn kiểm tra Đội 6, Cục QLTT tỉnh Long An, kiểm tra cửa hàng kinh doanh dụng cụ test Covid-19 trên địa bàn P.5, TP.Tân An, phát hiện tại cửa hàng đang kinh doanh 70 kit test Covid-19 và một số hàng hóa như găng tay, miếng dán chân, túi zip, dầu xanh, khăn giấy, dụng cụ vệ sinh các loại với số lượng 1.424 sản phẩm. Tất cả hàng hóa trên do nước ngoài sản xuất nhưng chủ cửa hàng không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc.

Trước đó, Đội QLTT 6 kiểm tra 1 cửa hàng kinh doanh trên địa bàn TP.Tân An, phát hiện, tạm giữ 5 hộp kit test Covid-19 (100 kit), do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn chứng từ.

Kim Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)