Một trong những vấn đề quan trọng đối với các du học sinh khi sinh sống và học tập ở nước ngoài đó là việc thuê nhà. Và việc hết sức “tế nhị” mà ít ai nghĩ đến, đó là: mình sẽ ở với ai?
Chuyện "ở" với du học sinh không hề đơn giản (ảnh minh họa)
Ai sẽ phục vụ con?
Trước khi lên đường đi du học, là con gái độc nhất, Phương (du học sinh Mỹ), chưa bao giờ phải động tay vào làm một việc gì. Cô không hề biết quét nhà, rửa bát, hay những việc nhà nhỏ nhặt nhất, chứ đừng nói đến là nấu cơm, đi chợ. Bắt đầu đặt chân tới New York, Phương được chị họ mình đón đến ở cùng. Hai chị em biết nhau từ trước, nhưng có lẽ chưa bao giờ cô chị lại tưởng tượng em gái mình vụng về đến thế. Phương không hề làm bất cứ một việc gì, cô vẫn mong chờ quần áo mình được giặt sạch sẽ, cất gọn gàng vào tủ như ở nhà, đến bữa mẹ gọi xuống ăn cơm, ăn xong ngồi chờ mẹ gọt hoa quả đưa tận tay,…
Chỉ sau 1 tháng ở chung, chị họ Phương cũng đành tìm cách nói khó với cô chú, nhờ người quen tìm nhà khác cho Phương ở riêng. Phương không hề chơi bời, hư hỏng, vô lễ, hay lười biếng gì, cô chỉ quen được chiều chuộng quá mà thôi. Dù không nói rõ lí do, nhưng ai cũng hiểu rằng, chịu đựng được tính khí tiểu thư này, có lẽ chỉ có thể là bố mẹ của Phương.
Cũng như thế, Hoài Nam (du học sinh Nhật Bản) được bố mẹ cho đi du học với mong muốn con trai mình sẽ học được tính tự lập, chăm chỉ, và trưởng thành hơn với sự giáo dục ở xứ Mặt trời mọc. Thời gian đầu, Nam đến ở nhờ nhà một người bạn. Trong 2 tháng đầu xa nhà, Hoài Nam đã ăn hết số mỳ tôm và đồ khô mang theo. Сậu cũng không hề nghĩ tới việc sẽ tìm nhà thuê, mua sắm đồ đạc, nấu cơm, đi chợ,…
Cậu vẫn quen có bố mẹ lo cho từng chút một. Cậu không tưởng tượng ra sẽ phải bắt đầu cuộc sống tự lập từ đâu, phải làm gì, làm thế nào,.. Người bạn kia của Hoài Nam cũng đành chịu đựng, chia tiền nhà với cậu trong vài tháng đầu, rồi coi như cậu không tồn tại trong ngôi nhà chung đó. Gọi điện về nhà than thở, bố mẹ Nam lắc đầu: “Cứ mãi như thế, ai sẽ phục vụ con?”
Đánh mất tình bạn vì ở chung
Một trường hợp khác, kết thúc kì thi Đại học, 3 người bạn thân cùng nhau làm hồ sơ đi du học Pháp, và may mắn, họ cùng nhau đặt chân tới Thủ đô ánh sáng vào một ngày. Háo hức trước cuộc sống mới, họ cố gắng cùng nhau tìm nhà để ở chung. Ba chàng trai, ba người bạn thân, thời gian đầu, ai cũng cố gắng hòa hợp để sống chung được với nhau.
Lịch dọn nhà, dọn bếp, nấu cơm, đi chợ,…được phân công rõ ràng. 5 tháng đầu trôi qua trong yên ổn. Nhưng càng ngày, tính xấu của mỗi người càng bộc lộ rõ ràng. Một người thích nhả khói thuốc lá nghi ngút khắp nhà, một người không chịu được việc đeo headphone khi nghe nhạc, còn một người lại không bỏ được thói quen vứt rác bừa bãi,… Cứ thế, những tính xấu của nhau khi là bạn họ chưa bao giờ biết đến, giờ đây lại trở nên khó chịu hơn bao giờ hết.
Những bất đồng bắt đầu xảy ra. Bắt đầu bằng việc chia đồ ăn riêng, chia nhà, tình bạn của 3 người càng ngày càng xa cách. Kết quả cuối cùng là gần một năm, mỗi người đều tự đi tìm một căn hộ mới để ở, cho dù tiền thuê nhà ở Paris rất đắt đỏ, và tình bạn kia cũng đi đâu mất. Nhắc đến chuyện này, ai trong 3 chàng trai cũng chép miệng: “Ở với người lạ còn tốt hơn, chứ ở với bạn bè, mất hết cả tình bạn.”
Một mình cũng khổ
Đặt chân tới nước Pháp, Lan (du học sinh Pháp) đã được phân vào ở ký túc xá trong trường. Một mình một phòng, lại sẵn có bản tính lặng lẽ, có những thời gian dài, Lan không hé miệng nói lấy một câu. Đến lớp, do bất đồng ngôn ngữ, lại mới chỉ được học tiếng trước mấy tháng ở nhà, Lan không giao tiếp nhiều với bạn bè.
Trước khi lên đường đi du học, là con gái độc nhất, Phương (du học sinh Mỹ), chưa bao giờ phải động tay vào làm một việc gì. Cô không hề biết quét nhà, rửa bát, hay những việc nhà nhỏ nhặt nhất, chứ đừng nói đến là nấu cơm, đi chợ. Bắt đầu đặt chân tới New York, Phương được chị họ mình đón đến ở cùng. Hai chị em biết nhau từ trước, nhưng có lẽ chưa bao giờ cô chị lại tưởng tượng em gái mình vụng về đến thế. Phương không hề làm bất cứ một việc gì, cô vẫn mong chờ quần áo mình được giặt sạch sẽ, cất gọn gàng vào tủ như ở nhà, đến bữa mẹ gọi xuống ăn cơm, ăn xong ngồi chờ mẹ gọt hoa quả đưa tận tay,…
Chỉ sau 1 tháng ở chung, chị họ Phương cũng đành tìm cách nói khó với cô chú, nhờ người quen tìm nhà khác cho Phương ở riêng. Phương không hề chơi bời, hư hỏng, vô lễ, hay lười biếng gì, cô chỉ quen được chiều chuộng quá mà thôi. Dù không nói rõ lí do, nhưng ai cũng hiểu rằng, chịu đựng được tính khí tiểu thư này, có lẽ chỉ có thể là bố mẹ của Phương.
Cũng như thế, Hoài Nam (du học sinh Nhật Bản) được bố mẹ cho đi du học với mong muốn con trai mình sẽ học được tính tự lập, chăm chỉ, và trưởng thành hơn với sự giáo dục ở xứ Mặt trời mọc. Thời gian đầu, Nam đến ở nhờ nhà một người bạn. Trong 2 tháng đầu xa nhà, Hoài Nam đã ăn hết số mỳ tôm và đồ khô mang theo. Сậu cũng không hề nghĩ tới việc sẽ tìm nhà thuê, mua sắm đồ đạc, nấu cơm, đi chợ,…
Cậu vẫn quen có bố mẹ lo cho từng chút một. Cậu không tưởng tượng ra sẽ phải bắt đầu cuộc sống tự lập từ đâu, phải làm gì, làm thế nào,.. Người bạn kia của Hoài Nam cũng đành chịu đựng, chia tiền nhà với cậu trong vài tháng đầu, rồi coi như cậu không tồn tại trong ngôi nhà chung đó. Gọi điện về nhà than thở, bố mẹ Nam lắc đầu: “Cứ mãi như thế, ai sẽ phục vụ con?”
Đánh mất tình bạn vì ở chung
Một trường hợp khác, kết thúc kì thi Đại học, 3 người bạn thân cùng nhau làm hồ sơ đi du học Pháp, và may mắn, họ cùng nhau đặt chân tới Thủ đô ánh sáng vào một ngày. Háo hức trước cuộc sống mới, họ cố gắng cùng nhau tìm nhà để ở chung. Ba chàng trai, ba người bạn thân, thời gian đầu, ai cũng cố gắng hòa hợp để sống chung được với nhau.
Lịch dọn nhà, dọn bếp, nấu cơm, đi chợ,…được phân công rõ ràng. 5 tháng đầu trôi qua trong yên ổn. Nhưng càng ngày, tính xấu của mỗi người càng bộc lộ rõ ràng. Một người thích nhả khói thuốc lá nghi ngút khắp nhà, một người không chịu được việc đeo headphone khi nghe nhạc, còn một người lại không bỏ được thói quen vứt rác bừa bãi,… Cứ thế, những tính xấu của nhau khi là bạn họ chưa bao giờ biết đến, giờ đây lại trở nên khó chịu hơn bao giờ hết.
Những bất đồng bắt đầu xảy ra. Bắt đầu bằng việc chia đồ ăn riêng, chia nhà, tình bạn của 3 người càng ngày càng xa cách. Kết quả cuối cùng là gần một năm, mỗi người đều tự đi tìm một căn hộ mới để ở, cho dù tiền thuê nhà ở Paris rất đắt đỏ, và tình bạn kia cũng đi đâu mất. Nhắc đến chuyện này, ai trong 3 chàng trai cũng chép miệng: “Ở với người lạ còn tốt hơn, chứ ở với bạn bè, mất hết cả tình bạn.”
Một mình cũng khổ
Đặt chân tới nước Pháp, Lan (du học sinh Pháp) đã được phân vào ở ký túc xá trong trường. Một mình một phòng, lại sẵn có bản tính lặng lẽ, có những thời gian dài, Lan không hé miệng nói lấy một câu. Đến lớp, do bất đồng ngôn ngữ, lại mới chỉ được học tiếng trước mấy tháng ở nhà, Lan không giao tiếp nhiều với bạn bè.
Lan sống mãi trong bốn bức tường với nỗi cô đơn của mình (ảnh minh họa)
Phản ứng của Lan thường chỉ là gật đầu, lắc đầu. Dần dần, bạn bè bản xứ không còn thấy cô gái châu Á này thú vị nữa, cũng chẳng có ai cố gắng bắt chuyện với cô. Bạn bè người Việt không có, Lan chẳng giao tiếp với ai. Công việc hàng ngày của cô là đến lớp, về nhà, xem phim, ăn cơm, học bài,… Cứ thế Lan sống mãi trong bốn bức tường ký túc xá với nỗi cô đơn của mình.
Cũng ở một mình, nhưng Châu Anh (du học sinh Đức) lại sống rất hòa đồng, vui vẻ, tính tình vô cùng xởi lởi, hết mình với bạn bè. Cô bạn sống một mình trong một căn hộ thuê. Với tính tình của mình, Châu Anh có rất nhiều bạn bè, và điều dễ hiểu là căn hộ độc thân của cô cũng trở thành nơi hò hẹn, tụ tập của đám bạn. Bạn của cô thường đến nhà cô ăn uống, đôi khi ngủ lại qua đêm, với lí do nhà của cô là nơi duy nhất thoải mái và không bị ai soi mói.
Lúc đầu, cô cũng thấy vui vẻ, và nồng nhiệt tiếp đón những đám khách của mình. Nhưng rồi những lần tụ tập kéo dài diễn ra quá thường xuyên, cô bắt đầu cảm thấy mệt mỏi với việc dọn dẹp và lo ăn uống cho những người bạn của mình. Cuộc sống du học sinh đắt đỏ, đồ ăn cô mua dành cho 1 tuần, chỉ cần một lần hội bạn đến là hết sạch. Thế nhưng bây giờ cô cũng chẳng biết nói thế nào để những người bạn này chuyển địa điểm “tập kết”, trả cho cô thế giới riêng, yên tĩnh một mình. Thế mới thấy, ở một mình cũng khổ.
Tìm người ở chung – bài toán khó
Lần đầu xa nhà, chưa bao giờ sống chung với tập thể, chưa bao giờ ở cùng nhà với ai khác ngoài bố mẹ, việc ở chung với người lạ là một việc khó đối với nhiều bạn du học sinh. Ngay cả với những bạn có thể hòa nhập và thích nghi tốt với cuộc sống đôi khi cũng phải mất một thời gian khá lâu để làm quen.
Tất nhiên, không phải các trường hợp trên đều là đúng cho tất cả các du học sinh. Người viết chỉ muốn đưa ra một số ví dụ về cuộc sống của du học sinh, vốn đã rất phức tạp và khó khăn, không chỉ trong việc học hành, ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, mà cả ở việc tìm một người ở chung với mình.
Trước khi đi du học, bạn nên học cách nấu một số món ăn đơn giản, biết làm sơ qua việc nhà, và chuẩn bị sẵn tâm lí: Khi đi du học, ngoài chính bản thân mình ra, bạn không thể dựa dẫm vào ai khác nữa.
Khi bắt đầu thuê nhà cùng với ai, bạn hãy nghĩ: “Mình có chịu được những tính xấu này không?” Nếu có, hãy sống thật thoải mái vì đó là lựa chọn của bạn. Nếu không, hãy nghĩ lại việc thuê nhà ở chung, vì đó chính là điều quyết định bạn có thoải mái trong thời gian sắp tới hay không.
Nếu đã ở chung với một người nào đó, bạn phải nhớ, chính bạn cũng có những thói quen xấu, những tính xấu, mà đôi khi chính cha mẹ bạn cũng không thể chịu được, vậy đừng yêu cầu những người ở xung quanh phải theo ý bạn hoàn toàn, và đưng yêu cầu người bạn cùng phòng phải chiều tất cả theo ý bạn.
Cũng ở một mình, nhưng Châu Anh (du học sinh Đức) lại sống rất hòa đồng, vui vẻ, tính tình vô cùng xởi lởi, hết mình với bạn bè. Cô bạn sống một mình trong một căn hộ thuê. Với tính tình của mình, Châu Anh có rất nhiều bạn bè, và điều dễ hiểu là căn hộ độc thân của cô cũng trở thành nơi hò hẹn, tụ tập của đám bạn. Bạn của cô thường đến nhà cô ăn uống, đôi khi ngủ lại qua đêm, với lí do nhà của cô là nơi duy nhất thoải mái và không bị ai soi mói.
Lúc đầu, cô cũng thấy vui vẻ, và nồng nhiệt tiếp đón những đám khách của mình. Nhưng rồi những lần tụ tập kéo dài diễn ra quá thường xuyên, cô bắt đầu cảm thấy mệt mỏi với việc dọn dẹp và lo ăn uống cho những người bạn của mình. Cuộc sống du học sinh đắt đỏ, đồ ăn cô mua dành cho 1 tuần, chỉ cần một lần hội bạn đến là hết sạch. Thế nhưng bây giờ cô cũng chẳng biết nói thế nào để những người bạn này chuyển địa điểm “tập kết”, trả cho cô thế giới riêng, yên tĩnh một mình. Thế mới thấy, ở một mình cũng khổ.
Tìm người ở chung – bài toán khó
Lần đầu xa nhà, chưa bao giờ sống chung với tập thể, chưa bao giờ ở cùng nhà với ai khác ngoài bố mẹ, việc ở chung với người lạ là một việc khó đối với nhiều bạn du học sinh. Ngay cả với những bạn có thể hòa nhập và thích nghi tốt với cuộc sống đôi khi cũng phải mất một thời gian khá lâu để làm quen.
Tất nhiên, không phải các trường hợp trên đều là đúng cho tất cả các du học sinh. Người viết chỉ muốn đưa ra một số ví dụ về cuộc sống của du học sinh, vốn đã rất phức tạp và khó khăn, không chỉ trong việc học hành, ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, mà cả ở việc tìm một người ở chung với mình.
Trước khi đi du học, bạn nên học cách nấu một số món ăn đơn giản, biết làm sơ qua việc nhà, và chuẩn bị sẵn tâm lí: Khi đi du học, ngoài chính bản thân mình ra, bạn không thể dựa dẫm vào ai khác nữa.
Khi bắt đầu thuê nhà cùng với ai, bạn hãy nghĩ: “Mình có chịu được những tính xấu này không?” Nếu có, hãy sống thật thoải mái vì đó là lựa chọn của bạn. Nếu không, hãy nghĩ lại việc thuê nhà ở chung, vì đó chính là điều quyết định bạn có thoải mái trong thời gian sắp tới hay không.
Nếu đã ở chung với một người nào đó, bạn phải nhớ, chính bạn cũng có những thói quen xấu, những tính xấu, mà đôi khi chính cha mẹ bạn cũng không thể chịu được, vậy đừng yêu cầu những người ở xung quanh phải theo ý bạn hoàn toàn, và đưng yêu cầu người bạn cùng phòng phải chiều tất cả theo ý bạn.
Theo Dân Trí
Bình luận (0)