Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Đi tìm mảnh ghép cuộc đời từ văn học

Tạp Chí Giáo Dục

Mt hc sinh din xut trong v kch không tên

Đây là dự án dạy học môn văn do thầy Ngô Hoàn Toàn và cô Võ Thị Kim Ngân (giáo viên môn ngữ văn Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM) triển khai cho học sinh lớp 11A1, 11A11 và 11A12 trong trường. Dự án được xây dựng dựa trên hai tác phẩm văn học: Hai đứa trẻ (Thạch Lam) và Vĩnh biệt cửu trùng đài (Nguyễn Huy Tưởng). Trong hơn 2 tháng triển khai, trên 40 bức tranh và 5 mô hình xoay quanh hai tác phẩm đã được học sinh thiết kế, hoàn thành. “Đứng ở mỗi góc nhìn, các em sẽ thể hiện những bức vẽ và mô hình khác nhau. Ở đó, có thể là sự đồng cảm, thấu hiểu, trân trọng đối với các nhân vật và tác giả, cũng có thể là sự tiếc nuối. Có những bức tranh, mô hình viết tiếp câu chuyện còn dang dở mang tính nhân văn sâu sắc như ước mơ của hai đứa trẻ nơi phố huyện nghèo, về cửu trùng đài lung linh…”, thầy Toàn chia sẻ.

Dư âm của hai tác phẩm còn được học sinh bày tỏ trong các cuốn tập san với những sáng tác thơ, văn, cảm nhận về hai tác phẩm đó. Đặc biệt, với vở kịch không tên được học sinh xây dựng từ bối cảnh đời thực khi mỗi người cứ mải mê với danh vọng của đời mình mà quên đi những mảnh ghép yêu thương là gia đình. “Kế tiếp mảnh ghép của văn chương, mỗi nhân vật có lẽ cũng đã tìm được mảnh ghép cho mình từ sự thấu hiểu, trân trọng và đồng cảm của chính tác giả. Vở kịch như một lời nhắn nhủ mỗi người, nhất là các em học sinh đang trong hành trình viết ước mơ của mình rằng: trong hành trình đó, các em có thể sẽ phải loay hoay rất nhiều để tìm được cho mình những mảnh ghép vừa vặn, xinh xắn nhưng đừng quên lúc nào các em cũng có mảnh ghép thân thương nhất, đó là gia đình, cha mẹ và những người thân yêu để mà biết ơn, trân trọng, giữ gìn”, thầy Toàn nhấn mạnh.

Mô hình ph huyn nghèo trong tác phm Hai đa tr dưi góc nhìn ca hc sinh

Thích thú với dự án, em Mai Uyên My (lớp 11A11) bày tỏ: Dự án đi tìm mảnh ghép cuộc đời là bài học dạy cho mỗi người hiểu được rằng, trong cuộc đời chúng ta không có ai là hoàn hảo. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không chia sẻ và lan tỏa được yêu thương. Những yêu thương đó chính là các mảnh ghép cuộc đời để mình trưởng thành, lớn khôn và trả ơn cuộc đời.

Theo cô Nguyễn Ái Trà My (Tổ trưởng Tổ ngữ văn Trường THPT Bùi Thị Xuân), bên cạnh việc đổi mới, đưa văn học đến gần với đời sống thì thông điệp lớn nhất mà dự án muốn trao gửi đến học sinh là tình cảm gia đình, tình yêu thương trong cuộc đời. Đó còn là lời nhắc nhở các em hãy biết đặt khát vọng, ước mơ đúng với hiện thực trong hành trình định hướng nghề nghiệp của mình.

Bài, ảnh: Yến Hoa

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)