Hội nhậpGiáo dục phát triển

Đi tìm nhà vệ sinh đạt chuẩn cho học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, cứ 20 – 25 học sinh phải có một nhà vệ sinh (NVS). Với quy định này, số trường đạt yêu cầu chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Không những vậy, những NVS hiện có phần lớn đều không đảm bảo vệ sinh. Theo đó, công ty Unilever Việt Nam – nhãn hàng VIM đã và đang phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện nhiều chương trình hướng đến mục tiêu Vệ Sinh Toàn Diện.

Thiếu NVS vệ sinh cho học sinh
Một khảo sát của UNICEF tại Việt Nam cho thấy: Chỉ có 11,7% trong tổng số 73% NVS tại các trường học trên địa bàn cả nước được khảo sát đạt chuẩn NVS an toàn. Riêng ở khu vực nông thôn, tình hình còn bi đát hơn rất nhiều – có tới 27% trẻ em nông thôn phải đi vệ sinh ở bên ngoài.
Thậm chí ngay cả ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ… nhiều trường cũng rơi vào tình trạng thiếu NVS. Đã vậy, trong số những NVS hiện có, rất nhiều NVS bốc mùi hôi thối, nhất là vào giờ cao điểm (giờ học sinh ra chơi). Sở dĩ có tình trạng này là do đa phần các địa phương khi xây dựng trường chỉ chú ý đến phòng học, phòng chức năng chứ ít khi quan tâm đến việc xây NVS. Bên cạnh đó, ý thức của một bộ phận không nhỏ học sinh còn kém, sau khi đi vệ sinh các em chỉ dội nước qua loa nên gây ra mùi hôi. Không những vậy, để tiết kiệm chi phí, nhiều trường chỉ tuyển vài ba nhân viên vệ sinh, do vậy những người này không kham hết công việc.
Chị Vân (Huyện Bình Chánh, TP.HCM) cho biết, con chị thường xuyên “nhịn” đi vệ sinh ở trường do NVS ở đây không được sạch sẽ như ở nhà. Hiện tượng học sinh “nhịn” đi vệ sinh ở trường cũng xảy ra ở nhiều nơi trong cả nước, nhất là ở những địa phương còn khó khăn… Việc “nhịn” đi vệ sinh trong suốt một thời gian dài sẽ có hại đối sức khỏe của học sinh.
Học sinh “rinh” bệnh từ NVS mất vệ sinh
Không chỉ thiếu NVS, nhất là NVS đạt tiêu chuẩn an toàn ở khu vực trường học mà ở cộng đồng cũng thiếu nghiêm trọng. Bà Nguyễn Thanh Hiền – Chuyên gia Nước sạch và Vệ sinh của UNICEF tại Việt Nam, cho biết: “Cứ 4 người dân Việt Nam lại có một người không sử dụng NVS hợp vệ sinh (chiếm 26,2%). Ở những khu vực vùng sâu vùng xa, con số này lên tới trên 50%. NVS hợp vệ sinh ở đây không nhất thiết phải là một nhà tắm đẹp đẽ mà chỉ cần là một nơi an toàn để đi vệ sinh, một nơi mà có thể giúp cho trẻ em không bị ốm đau bệnh tật từ các bệnh do vệ sinh không sạch sẽ gây ra”…
Thực tế cho thấy, đi vệ sinh ở những NVS không vệ sinh cũng rất dễ mắc bệnh. Bởi, NVS nếu không được vệ sinh sạch sẽ, không được khử khuẩn thường xuyên, nhất là NVS công cộng (cụ thể như NVS trong trường học) chính là nơi tích trữ nhiều mầm bệnh. Từ bồn cầu, virus và vi khuẩn lan truyền qua đường không khí, tiếp xúc trực tiếp, qua nước, qua những vật dụng xung quanh và gây ra nhiều bệnh tật cho học sinh.
Tiêu chảy là một bệnh lây lan nhiều nhất từ NVS công cộng. Theo thống kê của Bộ Y tế, trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 500.000 trường hợp mắc bệnh tiêu chảy. Khi mắc bệnh tiêu chảy nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Từ đầu năm đến nay cả nước đã ghi nhận 5 trường hợp tử vong do tiêu chảy. Bệnh tiêu chảy có thể ngăn ngừa được nếu chúng ta biết giữ vệ sinh sạch sẽ, nhất là các NVS công cộng như NVS trường học. Theo ước tính của UNICEF, khi các thiết bị vệ sinh được cải thiện sẽ giảm hơn 1/3 các trường hợp mắc bệnh tiêu chảy. Và nếu rửa tay bằng xà phòng thường xuyên có thể làm giảm hơn 40% số ca mắc.
Hướng tới mục tiêu Vệ sinh toàn diện
Trước thực trạng đó, để đẩy mạnh công tác cải thiện vệ sinh cho 400.000 người ở vùng nông thôn, công ty Unilever Việt Nam – nhãn hàng VIM sẽ tiếp tục triển khai kế hoạch hợp tác thường niên với UNICEF qua việc hỗ trợ Chương trình tiếp cận dựa vào cộng đồng để đạt được mục tiêu Vệ Sinh Toàn Diện (CATS).
Ngoài ra, công ty Unilever Việt Nam – nhãn hàng Vim phối hợp cùng Cục Quản lý môi trường y tế – Bộ Y Tế thực hiện “Khung kế hoạch hợp tác chiến lược nâng cao điều kiện vệ sinh tại Việt Nam” trong vòng 5 năm từ 2014 – 2018 thông qua chương trình “Hành trình nhà vệ sinh sạch khuẩn”. Từ đó, chương trình “Hành trình nhà vệ sinh sạch khuẩn” nhắm trọng tâm vào các hoạt động cải thiện điều kiện vệ sinh tại nông thôn và trường học Việt Nam, phòng chống dịch bệnh. Chương trình sẽ là các chuỗi hoạt động xuyên suốt nhằm đến mục tiêu nâng cao nhận thức và điều kiện vệ sinh cho 10 triệu người dân Việt Nam trong vòng 5 năm tới (2014 – 2018).
Hòa Triều

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)